Bài học cùng chủ đề
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
- Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
- Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
- Giải toán bằng cách lập hệ phương trình (phương pháp chung)
- Giải toán bằng cách lập hệ phương trình (bài toán chuyển động)
- Giải toán bằng cách lập hệ phương trình (bài toán năng suất)
- Giải hệ hai phương trình bằng phương pháp thế
- Giải hệ hai phương trình bằng phương pháp cộng đại số
- Giải hệ hai phương trình kết hợp các phương pháp
- Phương pháp chung để giải toán bằng cách lập hệ phương trình
- Bài toán về số lượng hoặc cấu tạo số, mối liên hệ giữa các số
- Bài toán năng suất, làm chung - làm riêng
- Bài toán chuyển động
- Bài toán tỉ số, tỉ số phần trăm
- Bài toán chứa yếu tố hình học
- Phiếu bài tập tuần. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Phiếu bài tập tuần. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình SVIP
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH
1. Cách giải
Bước 1. Lập hệ phương trình
⚡Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;
⚡Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;
⚡Lập hệ phương trình biểu thị quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình
Bước 3. Kiểm tra, kết luận
Kiểm tra nghiệm tìm được thỏa mãn điều kiện của ẩn hay không, rồi kết luận.
2. Bài tập
Ví dụ 1. Hai ngăn của một kệ sách có tổng cộng 400 cuốn sách. Nếu chuyển 80 cuốn sách từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai thì số sách ở ngăn thứ hai gấp 3 lần số sách ở ngăn thứ nhất. Tính số sách ở mỗi ngăn lúc đầu.
Lời giải
Gọi x, y lần lượt là số sách ở ngăn thứ nhất, ngăn thứ hai lúc đầu, (x, y∈N∗).
Tổng số sách ở hai ngăn là 400 cuốn, nên ta có phương trình:
x+y=400 (1)
Sau khi chuyển thì số sách ở ngăn thứ hai gấp 3 lần số sách ở ngăn thứ nhất, nên ta có phương trình:
y+80=3(x−80) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: {x+y=400y+80=3(x− 80).
Giải hệ phương trình ta được: x=180; y=220 (thỏa mãn).
Vậy lúc đầu ngăn thứ nhất có 180 cuốn sách, ngăn thứ hai có 220 cuốn sách.
Ví dụ 2. Một trường trung học cơ sở mua 500 quyển vở để làm phần thưởng cho học sinh. Giá bán của mỗi quyển vở loại thứ nhất, loại thứ hai lần lượt là 8 000 đồng, 9 000 đồng. Hỏi nhà trường đã mua mỗi loại bao nhiêu quyển vở? Biết rằng số tiền nhà trường đã dùng để mua 500 quyển vở đó là 4 200 000 đồng.
Lời giải
Gọi số quyển vở loại thứ nhất, loại thứ hai lần lượt là x, y, (x, y∈N∗).
Trường trung học cơ sở mua 500 quyển vở nên x + y=500;
Số tiền nhà trường đã dùng để mua 500 quyển vở đó là 4 200 000 đồng nên 8x+9y=4200.
Ta có hệ phương trình: {x+y=5008x+9y=4200
hay {x=500−y8x+9y=4200.
Thế x=500−y vào phương trình thứ 2 trong hệ ta được: 8.(500−y)+9y=4200
y=200
Thay y=200 vào phương trình thứ nhất trong hệ ta có x=500−200=300.
Vậy nhà trường đã mua 300 quyển vở loại thứ nhất, 200 quyển vở loại thứ hai.
Tìm các hệ số x, y để cân bằng phương trình phản ứng hoá học: xFe3O4 + O2 ⟶ yFe2O3.
Lời giải
Theo định luật bảo toàn nguyên tố đối với Fe và O, ta có: 3x=2y và
Giải hệ phương trình: {3x=2y4x+2=3y hay {3x−2y=0(1)4x−3y=−2(2).
Nhân hai vế của phương trình (1) với và nhân hai vế của phương trình (2) với 3, ta được hệ phương trình sau:
{−12x+8y=0(3)12x−9y=−6(4).
Cộng từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình:
hay
Thế giá trị y vào phương trình 3x=2y, ta được phương trình:
3x= hay
Do đó, hệ phương trình đã cho có nghiệm (x;y)= .
Vậy Fe3O4 + O2 ⟶ Fe2O3
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây