Bài học cùng chủ đề
- Mở đầu về đường tròn
- Đường tròn
- Tính đối xứng của đường tròn
- Dây và đường kính của đường tròn
- Xác định vị trí tương đối của điểm với đường tròn
- So sánh độ dài đoạn thẳng
- Đường tròn và tính đối xứng của đường tròn
- Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn
- Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đường tròn và tính đối xứng của đường tròn SVIP
Cho đường tròn (O;2 cm) và (A;2 cm) cắt nhau tại C, D điểm A nằm trên đường tròn tâm O.
a) Vẽ đường tròn (C;2 cm).
b) Đường tròn (C;2 cm) có đi qua hai điểm O và A hay không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a) Vẽ đường tròn (C;2 cm)
b) Đường tròn (O;2 cm) và (A;2 cm) cắt nhau tại C, D, điểm A nằm trên đường tròn tâm O nên:
OC=OD=2 cm, AC=AD=2 cm.
Suy ra OC=CA=2 cm.
Do đó đường tròn (C;2 cm) đi qua hai điểm O và A.
Cho đường tròn (O;R) và dây AB khác đường kính. Gọi M là trung điểm của AB.
a) Đường thẳng OM có phải là đường trung trực của đoạn thẳng AB hay không? Vì sao?
b) Tính khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng AB, biết R=5 cm, AB=8 cm.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có ΔOAB cân tại O vì OA=OB=R.
Mà M là trung điểm của AB nên OM là đường trung tuyến của tam giác OAB.
Khi đó OM cũng là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
b) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng AB chính là đoạn thẳng OM.
M là trung điểm của AB nên AM=2AB=4 cm.
Xét ΔOAM vuông tại M, có OA2=AM2+OM2 (định lí Pythagore).
Suy ra OM=OA2−AM2=52−42=3 cm.
Cho tam giác ABC, cạnh BC cố định, AB=4 cm.
a) Điểm A di động trên đường nào?
b) Trung điểm M của AC di động trên đường nào?
Hướng dẫn giải:
a) Điểm B cố định. Điểm A cách B một khoảng là 4 cm nên A nằm trên đường tròn (B;4 cm).
b) Gọi O là trung điểm của BC thì O là một điểm cố định.
Ta có OM=21AB=2 cm.
Điểm M cách điểm O một khoảng 2 cm nên M nằm trên đường tròn (O;2 cm).
Cho điểm M nằm trên đường tròn (O) đường kính AB. Sử dụng tính đối xứng của đường tròn (O), nêu cách tìm:
a) Điểm N đối xứng với điểm M qua tâm O.
b) Điểm P đối xứng với điểm M qua đường thẳng AB.
Hướng dẫn giải:
a) Do O là tâm đối xứng của (O) nên điểm N đối xứng với điểm M qua tâm O phải vừa thuộc OM, vừa thuộc (O).
Vậy N là giao điểm của đường thẳng OM với (O).
b) Do AB là trục đối xứng của (O) nên điểm P đối xứng với điểm M qua AB phải vừa thuộc (O), vừa thuộc đường thẳng vuông góc hạ từ M xuống AB.
Vậy P là giao điểm của (O) với đường thẳng đi qua M và vuông góc với AB.
Cho hai đường tròn (A;6 cm) và (B;4 cm) cắt nhau tại C và D, AB=8 cm. Gọi I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB.
a) Tính độ dài của các đoạn thẳng CA, CB, DA và DB.
b) Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?
c) Tính độ dài của đoạn thẳng IK.
Hướng dẫn giải:
a) Hai đường tròn (A;6 cm) và (B;4 cm) cắt nhau tại C và D nên AC=AD=6 cm, BC=BD=4 cm.
b) AB=8 cm, BC=BD=BI=4 cm.
Suy ra AI=AB−IB=8−4=4 cm.
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) Ta có: AK=AC=6 cm nên IK=AK−AI=6−4=2 cm.
Cho hình chữ nhật ABCD có AD=18 cm và CD=12 cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.
Hướng dẫn giải:
Ta có ABCD là hình chữ nhật nên OA=OB=OC=OD, suy ra các điểm A, B, C, D nằm trên một đường tròn tâm O.
Tam giác ABC vuông tại B có: AC=AB2+BC2=62+92=117.
Vậy bán kính R=2AC=2117.
Cho hai đường tròn cùng tâm (O;R), (O;r) với R>r. Các điểm A, B thuộc đường tròn (O;R), các điểm A′, B′ thuộc đường tròn (O;r) sao cho O, A, A′ thẳng hàng; O,B,B′ thẳng hàng và điểm O không thuộc đường thẳng AB. Chứng minh:
a) OAOA′=OBOB′.
b) AB // A′B′.
Hướng dẫn giải:
a) Từ giả thiết, ta có OAOA′=R′r;
OBOB′=R′r.
Suy ra OAOA′=OBOB′.
b) Vì OAOA′=OBOB′ nên theo hệ quả của định lí Thalès ta có:
AB // A′B′.
Cho đường tròn tâm (O), đường kính AB và một dây AC bằng bán kính đường tròn. Tính các góc của ΔABC.
Hướng dẫn giải:
Tam giác OAC có ba cạnh bằng nhau (AC=OA=OC) nên là tam giác đều
Suy ra A=C1=O1=60∘.
Ta có: OAC có OB=OC nên cân tại O suy ra B=C2;
O1 là góc ngoài của ΔOBC.
Do đó O1=B+C2=2B=2C2
B=C2=21O1=30∘
ACB=C1+C2=90∘
Vậy A=60∘;B=30∘;C=90∘.
ΔCAB có trung tuyến CO bằng nửa cạnh đối xứng AB nên vuông tại C với ACB=90∘
Suy ra A=60∘ và B=30∘
Vậy ΔABC có C=90∘;A=60∘;B=30∘.