Bài học cùng chủ đề
- Mở đầu về đường tròn
- Đường tròn
- Tính đối xứng của đường tròn
- Dây và đường kính của đường tròn
- Xác định vị trí tương đối của điểm với đường tròn
- So sánh độ dài đoạn thẳng
- Đường tròn và tính đối xứng của đường tròn
- Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn
- Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn SVIP
Cho tứ giác ABCD có B=D=90∘. Chứng minh bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn.
Hướng dẫn giải:
Tứ giác ABCD có B=D=90∘ nên OA=OB=OC=OD (đường cao ứng với cạnh huyền).
Suy ra bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn tâm O, đường kính AC.
Cho tam giác ABC có hai đường cao BB′ và CC′. Gọi O là trung điểm của BC. Chứng minh đường tròn tâm O bán kính OB′ đi qua B, C, C′.
Hướng dẫn giải:
Tam giác ABC có hai đường cao BB′ và CC′ nên BC′C=BB′C=90∘.
Suy ra OB=OC=OB′=OC′ (đường cao ứng với cạnh huyền).
Do đó bốn điểm B, C′, B′, C cùng nằm trên một đường tròn.
Cho hình chữ nhật ABCD có AB=a, BC=b. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của đường tròn đó.
Hướng dẫn giải:
Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.
Theo tính chất hai đường chéo của hình chữ nhật, ta có OA=OB=OC=OD(=21AC=21BD).
Vậy bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc (O;21AC).
Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ABC, ta có: AC2=AB2+BC2=a2+b2
Do đó R=21AC=21a2+b2.
Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Trên cạnh AC lấy điểm M. Kẻ tia Cx vuông góc với tia BM tại F. Chứng minh rằng năm điểm B, C, D, E, F cùng thuộc một đường tròn.
Hướng dẫn giải:
Gọi O là trung điểm của BC.
Ta có BD là đường cao nên BD⊥AC, hay tam giác BCD vuông tại D.
Trong tam giác vuông BCD có DO là trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên:
OD=OB=OC=21BC (1)
Tương tự ta có: OE=OB=OC=21BC (2)
Và OF=OB=OC=21BC (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra OB=OC=OD=OD=OE=OF.
Do đó năm điểm B, C, D, E, F cùng thuộc một đường tròn.
Chứng minh rằng bốn trung điểm của bốn cạnh hình thoi cùng thuộc một đường tròn.
Hướng dẫn giải:
Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của bốn cạnh AB, BC, CD và DA của hình thoi ABCD.
Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Ta có AC⊥BD.
Theo tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông, ta được:
OM=21AB; ON=21BC;
OP=21CD; OQ=21AD
Mặt khác AB=BC=CD=DA nên OM=ON=OP=OQ.
Do đó bốn điểm M, N, P, Q cùng nằm trên một đường tròn.
Cho hình vông ABCD có E là giao điểm của hai đường chéo.
a) Chứng minh rằng có một đường tròn đi qua các điểm A, B, C và D. Xác định tâm đối xứng và chỉ ra hai trục đối xứng của đường tròn đó.
b) Tính bán kính của đường tròn ở câu a), biết rằng hình vuông có cạnh bằng 3 cm.
Hướng dẫn giải:
a) Vì hình vuông ABCD có tâm E suy ra EA=EB=EC=ED.
Do đó, các điểm A, B, C và D cùng thuộc một đường tròn tâm E.
Hai trục đối xứng của đường tròn là AC và BD.
b) Cạnh hình vuông bằng 3 cm nên áp dụng định lí Pythagore, ta có:
AC=AB2+BC2=32 suy ra EA=2AC=232.
Vậy bán kính của đường tròn là R=EA=232 cm.
Cho đường tròn (O), đường thẳng d đi qua O và điểm A thuộc (O) nhưng không thuộc d. Gọi B là điểm đối xứng với A qua d; C và D lần lượt là điểm đối xứng của A và B qua O.
a) Ba điểm B, C và D có thuộc (O) không? Vì sao?
b) Chứng minh tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
c) Chứng minh rằng C và D đối xứng với nhau qua d.
Hướng dẫn giải:
a) Giả sử đường tròn (O) có bán kính R suy ra OA=R (1)
Do B là điểm đối xứng với A qua d suy ra OA=OB (2)
Do C là điểm đối xứng với A qua O suy ra OA=OC (3)
Do D là điểm đối xứng với B qua O suy ra OB=OD (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra B, C và D cùng thuộc (O).
b) Ta thấy AC và BD cắt nhau tại O là trung điểm của mỗi đường, suy ra ABCD là hình chữ nhật.
c) Ta thấy OC=OD suy ra d là đường trung trực của CD.
Suy ra C và D đối xứng với nhau qua d.
Cho tam giác ABC có A=90∘, đường cao AH. Từ M là điểm bất kì trên cạnh BC, kẻ MD⊥AB,ME⊥AC. Chứng minh năm điểm A,D,M,H,E cùng nằm trên một đường tròn.
Hướng dẫn giải:
Vì ba tam giác ADM,AEM,AHM có chung cạnh huyền AM nên ba đỉnh góc vuông D,E,H nằm trên đường tròn đường kính AM có tâm là trung điểm của AM.
Vậy năm điểm A,D,M,H,E cùng nằm trên một đường tròn.
Cho tam giác đều ABCcó cạnh bằng a. AM,BN,CP là các đường trung tuyến. Chứng minh bốn điểm B,P,N,C cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó.
Hướng dẫn giải:
Vì tam giác ABC đều nên các trung tuyến đồng thời cũng là đường cao.
Suy ra AM,BN,CP lần lượt vuông góc với BC,AC,AB.
ΔBPC là tam giác vuông, có BC là cạnh huyền nên MP=21BC=BM=MC (1)
ΔBNC là tam giác vuông, có BC là cạnh huyền nên NM=21BC=BM=MC (2)
Từ (1) và (2) suy ra PM=NM=MB=MC hay các điểm B,P,N,C cùng thuộc đường tròn, đường kính BC=a, tâm đường tròn là trung điểm M của BC.
Cho tứ giác ABCD có C+D=90∘. Gọi M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của AB,BD,DC,CA. Chứng minh rằng bốn điểm M,N,P,Q cùng nằm trên một đường tròn.
Hướng dẫn giải:
Xét tứ giác MNPQ, ta có: MQ // NP và MN // PQ suy ra MNPQ là hình bình hành.
Kéo dài AD và BC cắt nhau tại E.
Ta có: C+D=90∘ suy ra E=90∘.
Lại có:MN // ED và MQ // EC suy ra MN⊥MQ
Do đó MNPQ là hình chữ nhật suy ra M,N,P,Q nằm trên một đường tròn với tâm là giao điểm của hai đường chéo của hình chữ nhật, bán kính bằng nửa đường chéo.