Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Chứng minh hai góc đối đỉnh SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O tạo thành bốn góc, không tính góc bẹt. Biết AOD+BOC=100∘, tính số đo các góc tạo thành.
Hướng dẫn giải:
Vì AOD và BOC đối đỉnh nên AOD=BOC.
Mà AOD+BOC=100∘ nên AOD=BOC=100∘:2=50∘.
Lại có BOD và BOC kề bù nên BOD+BOC=180∘.
Suy ra BOD=180∘−BOC=180∘−50∘=130∘.
Suy ra AOC=BOD=130∘ (hai góc đối đinh).
Cho đường thẳng xx′ và một điểm O nằm trên đường thẳng xx′. Trên nửa mặt phẳng bờ xx′, vẽ tia OM sao cho xOM=140∘. Trên nửa mặt phẳng bờ xx′ không chứa tia OM vẽ tia ON sao cho xON=40∘. Chứng minh xON và x′OM là hai góc đối đỉnh.
Hướng dẫn giải:
Vi O nằm trên đường thẳng xx′ nên hai tia Ox và Ox′ là hai tia đối nhau. (1)
Do ON và OM thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ Ox nên tia Ox nằm giữa ON và OM.
Suy ra xOM+xON=140∘+40∘=180∘.
Vậy xOM và xON là hai góc kề bù.
Suy ra hai tia OM và ON đối nhau. (2)
Từ (1) và (2), suy ra xON và x′OM là hai góc đối đỉnh.
Trên đường thẳng xx′ lấy một điểm O. Trên nửa mặt phẳng bờ xx′, vẽ tia OM sao cho xOM=45∘. Trên nửa mặt phẳng bờ xx′ không chứa tia OM, vẽ tia ON sao cho x ON=90∘. Gọi OP là tia phân giác của x′ON. Chứng minh xOM đối đỉnh x′OP.
Hướng dẫn giải:
Vi xON và x′ON kề bù nên xON+x′ON=180∘.
Mà xON=90∘ nên x′ON=90∘.
Vì tia OP là tia phân giác của góc x′ON nên x′OP=PON=21x′ON=45∘.
Mặt khác hai tia OP và OM thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ xx′ nên MOP=PON+xON+xOM=45∘+90∘+45∘=180∘.
Suy ra hai tia OP và OM là hai tia đối nhau. Mà Ox và Ox′ là hai tia đối nhau.
Suy ra xOM và x′OP là hai góc đối đỉnh.
Có n đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Tính số cặp góc đối đỉnh tạo thành (không tính các góc bẹt).
Hướng dẫn giải:
Vơi n đường thẳng cắt nhau tại một điểm, ta có 2n tia chung gồc.
Chọn 1 tia trong 2n tia chung gốc đó, tạo với 2n−1 tia còn lại, ta được 2n−1 (góc).
Làm như vậy với 2n tia chung gốc, ta được 2n.(2n−1) (góc).
Nhưng vì mỗi góc đã được tính hai lần nên số góc thực tế là 22n.(2n−1)=n.(2n−1) (góc).
Vì có n đường thẳng nên sẽ có n góc bẹt.
Do đó số góc khác góc bẹt là n.(2n−1)−n=n.(2n−2) (góc).
Mỗi góc trong số n.(2n−2) góc đó đều có một góc đối đỉnh với nó.
Suy ra số cặp góc đối đỉnh là 2n(2n−2)=n.(n−1).
Vậy với n đường thẳng cắt nhau tại một điểm, ta được n.(n−1) cặp góc đối đỉnh.
Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O. Gọi OM, ON lần lượt là tia phân giác của BOC và BOD. Trên nửa mặt phẳng bờ OM không chứa ON dựng tia OP vuông góc OM. Chứng minh hai góc COP và DON là hai góc đối đỉnh.
Hướng dẫn giải:
Có BOC và BOD là hai góc kề bù nên BOC+BOD=180∘.
Vì OM là tia phân giác của BOC nên COM=MOB=21BOC;
ON là tia phân giác của góc BOD nên DON=NOB=21BOD.
Mà tia OB nằm giữa tia OM và ON.
Suy ra MON=MOB+NOB=21(BOC+BOD)=21.180∘=90∘.
Mặt khác MOP=90∘ (tia OP vuông góc OM ).
Suy ra MON+MOP=90∘+90∘=180∘.
Mà hai tia OP và ON nằm trền hai nửa mặt phẳng bờ OM nên hai tia OP và ON là hai tia đối nhau.
Kết hợp OC và OD là hai tia đối nên suy ra COP và DON là hai góc đối đỉnh.