Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Chứng minh hai đường thẳng vuông góc SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
Cho một điểm O nằm trên đường thẳng xx′. Trên nửa mặt phẳng có bờ là xx′ dựng hai tia OM và ON sao cho xOM=NOx′=30∘. Gọi tia Ot là phân giác của MON. Chứng minh Ot⊥xx′.
Hướng dẫn giải:
Tia Ot là phân giác của MON nên MOt=NOt=21MON. (1)
Hai tia OM và ON cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ xx′ và tia Ot là phân giác của MON nên ON nằm giữa Ox′ và Ot.
Suy ra x′Ot=x′ONˉ+NOt. (2)
Từ (1) và (2), ta có x′Ot=x′ON+MOt. (*)
OM nằm giữa Ox và Ot nên xOt=xOM+MOt. (3)
Mặt khác xOM=x′ON=30∘. (4)
Từ (3) và (4), ta có xOt=x′ON+MOt (* *)
Từ (*) và (∗∗) suy ra xOt=x′Ot=21x′Ox=21.180∘=90∘.
Vậy Ot⊥x′x.
Cho xOy=90∘, vẽ hai tia OA, OB ở trong góc đó sao cho xOA=yOB=60∘. Trên nửa mặt phẳng bờ Ox chứa tia Oy, vẽ tia OM sao cho Oy là tia phân giác của MOB.
a) Chứng minh tia OA là tia phân giác yOB, tia OB là tia phân giác xOA.
b) Chứng minh OM⊥OA.
Hướng dẫn giải:
a) Vì OA nằm trong góc xOy nên tia OA nằm giữa hai tia Ox, Oy.
Suy ra xOy=xOA+AOy⇒AOy=xOy−xOA=90∘−60∘=30∘. (1)
Vì OB nằm trong góc xOy nên tia OB nằm giữa hai tia Ox, Oy.
Suy ra xOy=xOB+BOy⇒xOB=xOy−yOB=90∘−60∘=30∘ (2)
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có xOB<xOA (do 30∘<60∘ ) nên tia OB nằm giữa hai tia Ox và OA.
Suy ra xOA=xOB+AOB⇒AOB=xOA−xOB=60∘−30∘=30∘. (3)
Từ (2), (3) ta có xOB=AOB.
Mà tia OB nằm giữa hai tia Ox, OA nên tia OB là tia phân giác xOA.
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Oy có yOA<yOB (do 30∘<60∘ ) nên tia OA nằm giữa hai tia Oy và OB.
Từ (1) và (3) suy ra yOA=AOB nên OA là tia phân giác y OB.
b) Ta có MOy=yOB=60∘ (do Oy là tia phân giác của MOB).
Suy ra MOB=MOy+yOB=120∘.
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OB có MOB>AOB (vì 120∘>30∘) nên tia OA nằm giữa hai tia OM và OB.
⇒MOB= MOA+ AOB ⇒A OM= MOB+ AOB=120∘−30∘= 90∘.
Vậy OM⊥OA.
Cho góc xOy=140∘. Ở ngoài của góc, vẽ hai tia OA và OB sao cho OA⊥Ox, OB⊥Oy. Gọi OM là tia phân giác của xOy và OM′ là tia đối của tia OM.
a) Chứng minh OM′ là tia phân giác của AOB.
b) Tính số đo góc xOB.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có xOy=140∘ (giả thiết), xOA=yOB=90∘ (do OA⊥Ox, OB⊥Oy).
OM′ là tia đối của OM⇒MOM′=180∘.
Mà OA nằm ngoài góc xOy và OA⊥Ox nên MOM′=MOx+xOA+AOM′.
Do đó AOM′=MOM′−(MOx+xOA)⇒AOM′=180∘−(70∘+90∘)=20∘.
Mặt khác Oy nằm giữa OB và OM nên MOB=MOy+yOB=70∘+90∘=160∘.
⇒MOB<MOM′.
Do đó tia OB và Oy nằm cùng nửa mặt phẳng bờ MM′.
Ox nằm giữa OA và OM nên MOA=MOx+xOA=70∘+90∘=160∘.
⇒MOA<MOM′.
Do đó tia OA và Ox nằm cùng nửa mặt phẳng bờ MM′.
Nên OM′ nằm giữa OA và OB.
⇒AOB=AOM′+M′OB⇒M′OB=AOB−AOM′=40∘−20∘=20∘ (2)
Từ (1) và (2) ta có M′OB=AOMM′=20∘=21AOB.
Suy ra OM′ là tia phân giác của góc AOB.
b) Ta có MOx<MOA<MOM nên OA nằm giữa Ox và OM′.
Mà OM′ là tía phân giác của góc AOB.
Suy ra OA nằm giữa Ox và OB.
Vậy xOB=xOA+AOB=90∘+40∘=130∘.