đỗ duy trường

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của đỗ duy trường
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Bác Khách là tổ trưởng dân phố khu phố gia đình mình ở. Năm nay, bác khoảng 50 tuổi. Mình cũng không biết nên bắt đầu từ đâu khi kể về bác cho các bạn nghe. Thôi thì mình thấy sao, nghĩ sao thì kể cho các bạn nghe như vậy nhé. Khi mình học lớp Một, mình đã thấy bác làm tổ trưởng dân phố rồi. Bởi vì mình thường thấy bác đi đến các nhà trong khu phố, khi thì thu tiền đóng góp cho những hoạt động công cộng. Khi thì bác mời bà con khu phố ra tổng vệ sinh. Thấy bác lúc nào cũng bận rộn với công việc của khu phố, mẹ mình thường nói làm tổ trưởng dân phố công việc thì nhiều mà chẳng có quyền lợi gì đâu. Những người làm tổ tưởng dân phố là phải nhiệt tình lắm, có trách nhiệm với bà con lối xóm lắm mới làm được lâu như bác ấy. Quả thực, cứ thứ 7 hàng tuần, bác đến từng nhắc nhở mọi nhà ra làm vệ sinh nên lúc nào đường phố cũng sạch đẹp. Một số người không có ý thức đổ nước ra đường làm ảnh hưởng đến bà con khu phố, bác đến nhắc nhở rất nhiều lần. Một bóng điện đường hỏng, bác thay ngay để đảm bảo ánh sáng cho mọi người đi đường. Có mấy nhà bán vật liệu xây dựng đổ bừa bãi ra đường, bác đến yêu cầu họ dọn dẹp lại ngay. Trong khu phố còn một vài nhà gặp khó khăn, bác đã vận động bà con trong khu phố đóng góp ít nhiều tùy khả năng để giúp họ có thể vượt qua những khó khăn ấy. Bà con khu phố rất quý trọng bác. Ba mẹ mình rất kính trọng và cảm phục bác. Ba mẹ mình nói bác là người có nhiều đóng góp trong việc đưa khu phố mình trở thành khu phố Văn hóa. Mình quý bác lắm. Thỉnh thoảng mình giúp bác đi mời bà con khu phố ra làm tổng vệ sinh hoặc giúp bác mời bà con đi họp. Chuyện về bác tổ trưởng dân phố của mình là như vậy đấy. Mình chờ nghe chuyện về bác tổ trưởng dân phố của các bạn đấy. Tả bác tổ trưởng dân phố mẫu 4 Tả bác tổ trưởng Nhà em nằm ở giữa một khu phố nhỏ yên bình, ở ngoại ô thành phố. Cách vườn cây là đến hai nhà hàng xóm sát vách. Trong đó, có một vị hàng xóm rất đặc biệt, đó là bác Ngọc, tổ trưởng tổ dân phố. Bác Ngọc là cái tên được cả khu phố vui vẻ và quý mến khi nhắc đến. Bác góa vợ, con gái lại lấy chồng trên thành phố nên bác sống một mình trong căn nhà nhỏ. Chính vì thường ngày bác rất tốt bụng, hễ có ai cần giúp bác đều xắn tay áo không nề hà mà đến giúp hết sức. Em không biết năm nay bác bao nhiêu tuổi, chỉ thấy bác thường mặc bộ đồ Tàu lịch sự và đẹp đẽ như mấy diễn viên trên phim. Mái tóc muối tiêu của bác được chải gọn về sau đầu, để lộ cái trán hơi hói nhẵn bóng. Dáng người bác đậm chứ không gầy, thế nhưng mỗi bước đi đều nhanh nhẹn khỏe khoắn chứ không hề có dấu hiệu của tuổi già. Cứ mỗi sáng bác lại đạp xe một vòng quanh khu phố kiểm tra tình hình, quay về nhà đọc báo, xem thời sự và làm vài việc của khu phố. Nhà bác có một vườn cây ăn trái rộng, đây là khu vui chơi lý tưởng của đám con nít trong khu phố. Bác cũng rất thoải mái, bác nói mình bác ăn không hết nên mấy đứa cứ hái mà ăn. Chỉ chờ có vậy, chúng tôi ùa lên hái nào là xoài, ổi, mận, cóc,... ăn đến no nê. Mỗi lần như thế, bác cười hiền từ rồi chuẩn bị nước cho chúng tôi rửa tay chân nữa. Bác Ngọc rất được lòng mọi người bởi tính tình thẳng thắn và trách nhiệm với công việc của mình. Khu phố nhờ có bác mà quy củ hơn hẳn, không có gia đình nào đánh nhau hay trộm vặt nữa. Em rất quý người hàng xóm đặc biệt này.

Tuổi thơ em lớn lên cùng gia đình, làng xóm, quê hương. Trong năm tháng ấy, em không thể nào quên hình bóng của bác Liên- người hàng xóm em yêu quý nhất. Bác Liên năm nay ngoài bốn mươi tuổi. Bác là giáo viên Tiểu học. Năm em bốn tuổi, gia đình bác đã chuyển tới đây để tiện cho việc đi lại, công tác của cả nhà. Bác có dáng người cao, hơi gầy. Mái tóc dài, đen mượt xõa ngang lưng. Mái tóc ấy thường được bác búi gọn gàng sau gáy bằng một chiếc nơ có gắn bông hoa màu xanh trông rất đẹp. Làn da bác trắng hồng, mịn màng giống như được thoa một lớp phấn vậy. Em luôn ao ước lớn lên sẽ có làn da đẹp như bác. Bác có khuôn mặt trái xoan, hàng tóc mai dài ôm lấy hai bên mặt khiến bác trông rất hiền dịu. Cặp mắt nâu núp dưới hàng mi cong như dáng núi mùa xuân và đôi lông mày thanh tú, đã bao lần em ngồi thẫn thờ chỉ vì ngắm đôi mắt ấy. Chiếc mũi dọc dừa rất hợp với khuôn mặt bác. Đôi môi luôn mang một nụ cười hiền khiến em cảm thấy gần gũi, thoải mái mỗi khi trò chuyện với bác. Bác là người hiền lành, chu đáo. Mỗi ngày bác đều dậy từ năm giờ sáng, để chuẩn bị mọi việc cho một ngày mới. Bác rất quan tâm tới mọi người xung quanh. Thời gian rảnh rỗi, bác thường đi sang nhà các cụ già trong xóm trò chuyện, bầu bạn. Bác lắng nghe, chia sẻ mọi câu chuyện, những lúc ấy em thấy ánh lên trong mắt bác là sự thấu hiểu, chân thành rất ấm áp. Bác luôn giúp đỡ mọi người, ai có khó khăn gì hoặc có việc gì không làm được bác đều hết mình làm giúp. Bác còn là người rất sâu sắc, mỗi khi mọi người có tranh luận, bất đồng bác đều là người đưa ra những lời khuyên chân thành, đúng đắn nhất. Là một giáo viên, bác luôn tận tâm trong công việc trồng người. Sau giờ giảng dạy ở trường, bác thường về nhà chấm bài, soạn giáo án tới khuya. Có những đêm em giật mình thức giấc, nhìn qua cửa sổ vẫn thấy bóng bác đang cặm cụi chấm, soạn bài để kịp sáng mai lên lớp. Bác còn mở một lớp dạy học miễn phí nhỏ cho các em bé gia đình hoàn cảnh khó khăn. Cứ mỗi tối thứ tư, trong nhà bác lại vang lên tiếng đọc bài của các em nhỏ và tiếng giảng bài ấm áp của bác, khiến em thêm yêu quý bác hơn. Dù bận bịu với công việc giảng dạy nhưng bác vẫn luôn quan tâm tới gia đình. Bác dạy bảo, rèn giũa các anh, chị rất nghiêm khắc. Nhờ vậy mà bác trai yên tâm công tác tại quân đội, các anh chị ai cũng thành đạt, lên người. Đối với em, bác như một người mẹ thứ hai vậy. Bác luôn quan tâm em hết mực. Mỗi chiều đi dạy về, bác đều hỏi em đi học có điều gì thú vị hay buồn không. Những khi bác đi công tác, du lịch về bác đều có quà cho em. Khi thì con gấu bông, khi thì hộp đựng bút. Có những khi em buồn vì bị điểm kém, bác luôn an ủi, động viên em cố gắng. Bác thường dạy em rằng:"Thất bại là mẹ thành công" và khuyên em không được nản chí. Mỗi khi có bài tập khó, bác luôn tận tình giảng cho em từng li từng tí đến khi em hiểu mới thôi. Những chiều em học bài xong sớm, em thường sang nhà bác chơi, nghe bác kể chuyện các anh chị hồi nhỏ. Các anh chị giờ đã lớn, đều xa nhà có lẽ vì vậy mà bác luôn quan tâm em như con đẻ. Nghe bác kể chuyện, em đã tự nhủ :"Mình sẽ thường xuyên sang chơi, giúp bác những việc nhỏ để bác vui". Có lần em bị sốt cao, bác rất lo lắng. Đêm hôm đó bác cùng mẹ thức để trông em, bố mẹ em có khuyên thế nào bác cũng không về nhà nghỉ, nhất định ở lại với em. Sáng hôm sau thấy em tỉnh lại, bác vui lắm, ôm em vào lòng, lúc ấy em thấy lòng mình ấm áp, xúc động vô cùng. Bố mẹ luôn nói với em rằng bác là tấm gương sáng để em noi theo và mong em sau này sẽ trở thành người đáng quý như bác. Thời gian trôi qua, gia đình bác giờ đâu đã chuyển đến nơi ở mới vì bác chuyển nơi công tác. Nhưng những kỉ niệm về bác sẽ làm em nhớ mãi trong tim

Tuổi thơ em lớn lên cùng gia đình, làng xóm, quê hương. Trong năm tháng ấy, em không thể nào quên hình bóng của bác Liên- người hàng xóm em yêu quý nhất. Bác Liên năm nay ngoài bốn mươi tuổi. Bác là giáo viên Tiểu học. Năm em bốn tuổi, gia đình bác đã chuyển tới đây để tiện cho việc đi lại, công tác của cả nhà. Bác có dáng người cao, hơi gầy. Mái tóc dài, đen mượt xõa ngang lưng. Mái tóc ấy thường được bác búi gọn gàng sau gáy bằng một chiếc nơ có gắn bông hoa màu xanh trông rất đẹp. Làn da bác trắng hồng, mịn màng giống như được thoa một lớp phấn vậy. Em luôn ao ước lớn lên sẽ có làn da đẹp như bác. Bác có khuôn mặt trái xoan, hàng tóc mai dài ôm lấy hai bên mặt khiến bác trông rất hiền dịu. Cặp mắt nâu núp dưới hàng mi cong như dáng núi mùa xuân và đôi lông mày thanh tú, đã bao lần em ngồi thẫn thờ chỉ vì ngắm đôi mắt ấy. Chiếc mũi dọc dừa rất hợp với khuôn mặt bác. Đôi môi luôn mang một nụ cười hiền khiến em cảm thấy gần gũi, thoải mái mỗi khi trò chuyện với bác. Bác là người hiền lành, chu đáo. Mỗi ngày bác đều dậy từ năm giờ sáng, để chuẩn bị mọi việc cho một ngày mới. Bác rất quan tâm tới mọi người xung quanh. Thời gian rảnh rỗi, bác thường đi sang nhà các cụ già trong xóm trò chuyện, bầu bạn. Bác lắng nghe, chia sẻ mọi câu chuyện, những lúc ấy em thấy ánh lên trong mắt bác là sự thấu hiểu, chân thành rất ấm áp. Bác luôn giúp đỡ mọi người, ai có khó khăn gì hoặc có việc gì không làm được bác đều hết mình làm giúp. Bác còn là người rất sâu sắc, mỗi khi mọi người có tranh luận, bất đồng bác đều là người đưa ra những lời khuyên chân thành, đúng đắn nhất. Là một giáo viên, bác luôn tận tâm trong công việc trồng người. Sau giờ giảng dạy ở trường, bác thường về nhà chấm bài, soạn giáo án tới khuya. Có những đêm em giật mình thức giấc, nhìn qua cửa sổ vẫn thấy bóng bác đang cặm cụi chấm, soạn bài để kịp sáng mai lên lớp. Bác còn mở một lớp dạy học miễn phí nhỏ cho các em bé gia đình hoàn cảnh khó khăn. Cứ mỗi tối thứ tư, trong nhà bác lại vang lên tiếng đọc bài của các em nhỏ và tiếng giảng bài ấm áp của bác, khiến em thêm yêu quý bác hơn. Dù bận bịu với công việc giảng dạy nhưng bác vẫn luôn quan tâm tới gia đình. Bác dạy bảo, rèn giũa các anh, chị rất nghiêm khắc. Nhờ vậy mà bác trai yên tâm công tác tại quân đội, các anh chị ai cũng thành đạt, lên người. Đối với em, bác như một người mẹ thứ hai vậy. Bác luôn quan tâm em hết mực. Mỗi chiều đi dạy về, bác đều hỏi em đi học có điều gì thú vị hay buồn không. Những khi bác đi công tác, du lịch về bác đều có quà cho em. Khi thì con gấu bông, khi thì hộp đựng bút. Có những khi em buồn vì bị điểm kém, bác luôn an ủi, động viên em cố gắng. Bác thường dạy em rằng:"Thất bại là mẹ thành công" và khuyên em không được nản chí. Mỗi khi có bài tập khó, bác luôn tận tình giảng cho em từng li từng tí đến khi em hiểu mới thôi. Những chiều em học bài xong sớm, em thường sang nhà bác chơi, nghe bác kể chuyện các anh chị hồi nhỏ. Các anh chị giờ đã lớn, đều xa nhà có lẽ vì vậy mà bác luôn quan tâm em như con đẻ. Nghe bác kể chuyện, em đã tự nhủ :"Mình sẽ thường xuyên sang chơi, giúp bác những việc nhỏ để bác vui". Có lần em bị sốt cao, bác rất lo lắng. Đêm hôm đó bác cùng mẹ thức để trông em, bố mẹ em có khuyên thế nào bác cũng không về nhà nghỉ, nhất định ở lại với em. Sáng hôm sau thấy em tỉnh lại, bác vui lắm, ôm em vào lòng, lúc ấy em thấy lòng mình ấm áp, xúc động vô cùng. Bố mẹ luôn nói với em rằng bác là tấm gương sáng để em noi theo và mong em sau này sẽ trở thành người đáng quý như bác. Thời gian trôi qua, gia đình bác giờ đâu đã chuyển đến nơi ở mới vì bác chuyển nơi công tác. Nhưng những kỉ niệm về bác sẽ làm em nhớ mãi trong tim

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ. Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe. Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện. Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học. Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ. Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe. Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện. Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học. Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường

thành Cổ Loa thất thủ trước cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà, An Dương Vương phải bỏ thành mà chạy khiến cho cơ đồ Âu Lạc đắm biển sâu, đánh dấu điểm mở đầu thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam


a)

số bạn nữ là

40 x 20%= 8 bạn

số bạn nam chiếm phần trăm học sinh trong lớp là :

100%-20%=80%

số bạn nam là :

40:100x80%=32 bạn