Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 7 (Tự luận) SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
TỰ TRÀO
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,
Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
(Nguyễn Khuyến, Thi hào Nguyễn Khuyến: Đời và thơ, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Đối tượng trào phúng trong bài thơ là ai?
Câu 3. Từ “làng nhàng” trong bài thơ có nghĩa là gì? Từ này góp phần thể hiện thái độ, cảm xúc gì của tác giả?
Câu 4. Chỉ ra nghệ thuật trào phúng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Câu 5. Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau?
Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,
Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
Câu 6. Từ nội dung, thông điệp của bài thơ, theo em, giới trẻ ngày nay cần làm gì để cống hiến, xây dựng quê hương đất nước?
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
I |
PHẦN ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường. |
0.5 |
|
2 |
Đối tượng trào phúng trong bài thơ là tác giả. |
0.5 |
|
3 |
– Từ “làng nhàng” trong bài thơ có nghĩa là thuộc vào loại tạm gọi là trung bình, không có gì nổi bật. – Từ “làng nhàng” góp phần thể hiện thái độ xem thường, mỉa mai, cười cợt chính mình của tác giả. Bên cạnh đó, từ này còn giúp bộc lộ cảm xúc buồn bã, tủi hổ của nhà thơ khi nhận thấy mình chỉ là kẻ tầm thường, vô dụng. |
1.0 |
|
4 |
– Nghệ thuật trào phúng trong hai câu thơ là ẩn dụ. – Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh của đất nước (nước mất, bế tắc như thế cờ bí); hoàn cảnh của chính nhà thơ (chưa trọn cuộc đời làm quan đã bỏ về ở ẩn như con bạc chạy làng). Biện pháp ẩn dụ khắc họa rõ tiếng cười của tác giả tự chế nhạo mình là kẻ vô tích sự khi đất nước rơi vào cảnh khốn cùng thì bản thân chẳng thể làm gì có ích. |
1.0 |
|
5 |
Vào thời phong kiến, những người đỗ đạt trong các kì thi thường được khắc tên trên “bia xanh”, “bảng vàng”. Hai câu thơ chính là tiếng cười chua cay của tác giả. Ông tự cười cợt, khinh bỉ chính địa vị mà mình từng được ngồi. Dù có đỗ đạt nhưng chẳng thể làm gì trước cảnh nước mất nhà tan. |
1.0 |
|
|
6 |
– Học sinh trình bày theo suy nghĩ, quan điểm của mình về việc làm của giới trẻ ngày nay để cống hiến, xây dựng quê hương đất nước. – Gợi ý: + Cần noi theo tấm gương học tập của Bác Hồ, ra sức học hành, tích lũy tri thức, góp phần đưa đất nước phát triển với cường quốc năm châu. + Cần giữ gìn, bảo vệ những giá trị truyền thống nhưng cũng cần tiếp thu sự phát triển hiện đại của khoa học công nghệ. + Cần có ý thức quảng bá nét đẹp văn hóa đất nước với bạn bè năm châu. + … (Học sinh đưa ra ít nhất 2 hành động, việc làm thiết thực.) |
2.0 |
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
Hướng dẫn giải:
II |
PHẦN VIẾT |
4.0 |
|
|
Viết bài văn nghị luận về lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay. |
4.0 |
|
a. Xác định được bố cục của bài viết: Nghị luận xã hội. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Nghị luận về lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay. |
0.5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: lối sống vô trách nhiệm của một bộ phận giới trẻ ngày nay. * Thân bài: – Giải thích: Thế nào là vô trách nhiệm? Thái độ thờ ơ, ỷ lại, không làm tròn bổn phận, thiếu tự giác, vô tâm, cẩu thả, không quan tâm đến công việc, nhiệm vụ của mình. Không suy nghĩ hay trăn trở về việc mình làm, mặc dù có ảnh hưởng đến người khác cũng không nhận lỗi và sửa sai. – Đánh giá, bàn luận: Tác hại của thói vô trách nhiệm. + Với bản thân: không nhận được sự tin yêu, tín nhiệm từ mọi người và vì thế họ cũng thật khó để có được thành công trong cuộc sống. + Với những người xung quanh: tạo thành một thói xấu ảnh hưởng đến những người xung quanh. Dần dà, một tập thể sẽ trì trệ, không phát triển. – Dẫn chứng: Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, thể hiện rõ tác hại của lối sống vô trách nhiệm của giới trẻ. – Bàn luận mở rộng: + Rút ra bài học: Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, với gia đình và với xã hội. Phải luôn thể hiện là người có trách nhiệm cao, chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của trường lớp, cơ quan. + Liên hệ bản thân:
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. |
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến của người viết về vấn đề đó. – Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. |
1.5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |