Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](http://olm.victoryschoolbmt.edu.vn/images/bird.gif)
Cố đô Huế SVIP
1. Vị trí địa lí
Cố đô Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, xây dựng từ đầu thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, nay thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1993.
2. Vẻ đẹp của Cố đô Huế
a) Sông Hương, núi Ngự
Sông Hương và núi Ngự là hai thắng cảnh nổi tiếng của đất Cố đô Huế.
- Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An, dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa, lăng tẩm,...
- Núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ núi Ngự, ta có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh kinh thành Huế.
b) Kinh thành Huế
Kinh thành Huế là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành).
Hoàng thành là nơi vua và các triều thần điều hành việc nước. Tử Cấm Thành là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình.
c) Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ), được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng.
d) Các lăng của vua Nguyễn
Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn.
Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.
3. Một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế
Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế
![]()
Tôn Thất Thuyết
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế. Quân Pháp ban đầu bị bất ngờ nhưng sau đó với sức mạnh từ vũ khí và lực lượng, cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết bị thất bại, ông phải đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra "Dụ Cần vương" - kêu gọi người dân đứng lên giúp vua, cứu nước. Đây là sự mở đầu của phong trào Cần vương, thể hiện rõ ý chí, tinh thần yêu nước, chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
(Theo Trần Viết Ngọc, Góp nhặt - Tìm hiểu lịch sử Việt, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2020)
Vua Bảo Đại thoái vị
Ngày 30 - 8 - 1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, vua Bảo Đại đã đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời. Sự kiện đó đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến Việt Nam.
(Theo Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang,
Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945 - 1975), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)
4. Một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế
- Không làm hư hại các di sản văn hoá.
- Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.
- Giữ gìn sạch đẹp môi trường ở khu di tích, danh lam thắng cảnh.
- Giới thiệu những nét đẹp của Cố đô Huế.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây