Bài học cùng chủ đề
- Tính giá trị biểu thức nghiệm của phương trình bậc hai chứa tham số
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện (nâng cao)
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện liên quan giá trị nhỏ nhất, lớn nhất
- Sự tương giao của hai đồ thị chứa tham số liên quan đến định lí Viète (nâng cao)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện liên quan giá trị nhỏ nhất, lớn nhất SVIP
Tìm m để phương trình x2−2(m+1)x+m2+1=0 có nghiệm x1; x2 sao cho biểu thức: A=x1(x1−x2)+x22 đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
Phương trình có nghiệm khi Δ′=2m≥0 hay m≥0.
Khi đó theo định lí Viète, ta có:
x1+x2=2(m+1); x1.x2=m2+1
Suy ra A=x12+x22−x1x2=(x1+x2)2−3x1x2=4(m+1)2−3(m2+1)=m2+8m+1≥1 với mọi m≥0.
Vậy m=0.
Gọi x1;x2 là hai nghiệm của phương trình x2−2(m−3)x−6m−7=0 với m là tham số. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức C=(x1+x2)2+8x1x2.
Hướng dẫn giải:
Phương trình x2−2(m−3)x−6m−7=0 có Δ′=(m−3)2+6m+7=m2+16>0 với mọi m∈R.
Suy ra phương trình trên luôn có hai nghiệm phân biệt x1;x2.
Theo định lí Viète ta có: {x1+x2=2m−6x1.x2=−6m−7.
Ta có C=(x1+x2)2+8x1x2
=(2m−6)2+8(−6m−7)
=4m2−24m+36−48m−56
=4m2−72m−20
=4(m2−18m+81)−4.81−20
=4(m−9)2−344≥−344, với mọi m∈R (vì 4(m−9)2≥0,∀m∈R)
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi m−9=0 hay m=9.
Vậy GTNN của C là −344 đạt tại m=9.
Cho phương trình x2+(m−2)x−8=0 (1), với m là tham số.
a) Giải phương trình (1) khi m=4.
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1; x2 sao cho biểu thức Q=(x12−1)(x22−1) đạt giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình (1) khi m=4.
Thay m=4 vào phương trình (1) ta được: x2+2x−8=0
Ta có: Δ′=1+8=9=32>0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=−1+9=2;x2=−1−9=−4.
Vậy phương trình có nghiệm x1=2;x2=−4.
b) Phương trình (1) có: Δ=(m−2)2+32>0 với mọi m nên phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt x1;x2.
Khi đó theo Viète ta có: x1+x2=−m+2;x1x2=−8
Ta có: Q=(x12−1)(x22−1)
=x12x22−(x12+x22)+1
=x12x22−(x1+x2)2+2x1x2+1
=64−(−m+2)2−16+1=−(−m+2)2+49≤49 với mọi m.
Vậy GTLN của Q bằng 49.
Dấu "=" xảy ra khi m=2.
Vậy giá trị lớn nhất của Q bằng 49 đạt được khi m=2.
Cho phương trình (ẩn x): x2−2mx+2m−1=0.
a) Giải phương trình khi m=3.
b) Tìm giá trị của m để phương trình có hai nghiệm x1,x2 sao cho biểu thức A=x12+x22+2(2+x1x2)4(x1x2+1) đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Khi m=3, phương trình đã cho trở thành: x2−6x+5=0.
Vì a+b+c=1−6+5=0 nên phương trình có hai nghiệm x1=1 và x2=5.
b) Vì a+b+c=1−2m+2m−1=0 nên phương trình có nghiệm x1=1 và x2=2m−1 với mọi giá trị của m.
Ta có: A=x12+x22+2(2+x1x2)4(x1x2+1)=(x1+x2)2+44(x1x2+1)=(2m−1+1)2+44(2m−1+1)=4m2+48m=m2+12m
Lại có: (m+1)2≥0, với mọi m
2m≥−(m2+1) với mọi m
(m2+1)2m≥−1 với mọi m
Suy ra A≥−1 với mọi m.
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi m=−1.
Suy ra A đạt giá trị nhỏ nhất bằng −1 khi m=−1.
Cho phương trình x2−(m−1)−m2+m−2=0, với m là tham số.
a) Chứng minh rằng phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu với mọi m.
b) Gọi hai nghiệm của phương trình đã cho là x1;x2. Tìm m để biểu thức A=(x2x1)3−(x1x2)3 đạt giá trị lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Xét a.c=−m2+m−2=−(m−21)2−43<0, với mọi m∈R.
Vậy phương trình luôn có hai nghiệm trái dấu với mọi m.
b) Gọi hai nghiệm của phương trình đã cho là x1,x2.
Theo câu a) thì x1x2=0, do đó A được xác định với mọi x1,x2.
Do x1,x2 trái dấu nên (x2x1)3=−t với t>0, suy ra (x1x2)3<0, suy ra A<0
Đặt (x2x1)3=−t, với t>0, suy ra (x1x2)3=−t1.
Khi đó A=−t−t1 mang giá trị âm và A đạt giá trị lớn nhất khi −A có giá trị nhỏ nhất.
Ta có −A=t+t1≥2, suy ra A≤−2.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi t=t1
t2=1
t=±1
Vì t>0 nên t=1
Với t=1, ta có (x2x1)3=−1
x2x1=−1
x1=−x2
x1+x2=0
−(m−1)=0
m=1.
Vậy với m=1 thì biểu thức A đạt giá trị lớn nhất là −2.
Cho phương trình x2−2x+2−m=0 (1) (m là tham số).
a) Tìm m để phương trình (1) có nghiệm.
b)Giả sử x1;x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A=x12x22+3(x12+x22)−4.
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình có nghiệm khi Δ′=1−(2−m)=m−1≥0
m≥1
b) Với m≥1 ta có x1+x2=2;x1.x2=2−m (định lí Viète).
Khi đó A=x12x22+3(x12+x22)−4
=x12x22+3(x1+x2)2−6x1x2−4
=(2−m)2+3.22−6(2−m)−4
=(2−m)2−6(2−m)+9−1
=(2−m−3)2−1=(m+1)2−1
Do m≥1 nên (m+1)2≥22=4 hay A≥4−1=3
Dấu bằng xảy ra khi m=1.
Vậy giá trị nhỏ nhất của A bằng 3 đạt được khi m=1.
Cho phương trình x2−2mx+2−m=0 (1) (m là tham số).
a) Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m.
b) Gọi x1; x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm m để biểu thức M=2mx1+x22−6x1x2−m+2−24 đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: Δ′=m2−(m−2)=m2−m+2=(m−21)2+47>0 với mọi m.
Vậy phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m.
b) Theo định lí Viète, ta có: x1+x2=2m;x1.x2=m−2
Do x2 là nghiệm của (1) nên x22−2mx2+m−2=0
x22=2mx2−m+2
Do đó 2mx1+x22−6x1x2−m+2
=2m(x1+x2)−6x1x2−2m+4
=2m.2m−6(m−2)−2m+4
=4m2−8m+16=4(m−1)2+12≥12.
Suy ra M≥12−24=−2.
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi m=1.