Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do SVIP
Hướng dẫn phân tích kiểu đoạn văn
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
Đâu là câu chủ đề của đoạn văn?
Nội dung câu chủ đề của đoạn văn là gì?
Nội dung câu kết: "Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng: đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất" của đoạn văn là gì?
2. Tóm tắt phần thân đoạn.
Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của người viết về nội dung (các câu 2, 3, 4, 6, 7, 8) và nghệ thuật của bài thơ (câu 5).
3. Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?
Tác giả dùng ngôi để chia sẻ cảm nghĩ. Cảm xúc và suy nghĩ được hoà quyện trong bài viết. Cảm xúc chủ yếu được thể hiện trong đoạn văn này là sự , xen lẫn những suy ngẫm sâu sắc của tác giả đoạn văn về bài thơ.
4. Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?
Đúng hay sai?
Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ về sự thích thú xen lẫn những suy ngẫm sâu sắc về bài thơ "Lời con"?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) "Hôm qua là Hà Nội cũ phải không". |
|
b) “ngâm thơ vào nước”. |
|
c) “cô ti vi”. |
|
d) “cái cây là con cô gió”. |
|
e) "Mẹ mua cho con quả núi". |
|
5. Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Bấm chọn các phương án đúng:
Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:
Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài: Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Thơ tự do là thể thơ như thế nào? Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?
2. Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc đoạn văn này có thể là ai? Họ muốn thu nhận điều gì từ đoạn văn của em?
3. Với mục đích và người đọc đó, em sẽ chọn nội dung và cách viết như thế nào?
-
Đọc lại các yêu cầu viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
-
Tìm bài thơ đúng thể loại, ví dụ: Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông), Mây và sóng (Ra-bin-đờ-ra-nát Ta-go), Con là... (Y Phương), Đợi mẹ (Vũ Quần Phương),...
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
-
Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp,...
-
Xác định những cái hay của bài thơ về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục,...
-
Ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ mà bài thơ gọi cho em bằng một vài cụm từ.
Sắp xếp các ý đã ghi theo sơ đồ tham khảo sau:
Bước 3: Viết đoạn
Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết em cần chú ý đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Dùng bảng kiểm sau để tự chỉnh sửa đoạn văn:
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
• Đọc lại đoạn văn từ góc độ của người đọc và trả lời hai câu hỏi dưới đây:
1. Điều gì của đoạn văn này làm em thích nhất?
2. Em sẽ đề xuất người viết điều chỉnh những gì để đoạn văn hấp dẫn hơn?
Có những lỗi sai nào trong đoạn văn sau?
Bài thơ Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa đã bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo. Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Bài thơ có năm khổ, các khổ 2 và 3 của bài thơ tập trung thể hiện những “đắng cay” để có được hạt gạo dẻo thơm. Ở đoạn thơ thứ 3, trong những năm tháng gian khổ, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước, công cuộc làm ra hạt gạo. Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương.
Hướng dẫn giải:
Về hình thức: Chữ đầu tiên của đoạn văn chưa lùi vào đầu dòng.
Về nội dung: Tác giả sử dụng ngôi thứ ba, chưa sử dụng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ "Hạt gạo làng ta"; Tác giả đã có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ khái quát về bài thơ: "Bài thơ Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa đã bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo"; Tác giả đã trình bày cảm xúc, suy nghĩ theo trình tự nội dung các đoạn thơ và chỉ ra nghệ thuật đặc sắc nhất của bài thơ.
=> Bấm chọn phương án đúng: "Mở đoạn chưa lùi vào đầu dòng"; Chưa dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ".
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây