Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Vị trí tương đối của hai đường tròn SVIP
Cho hai đường tròn (O ; R) và (O’ ; r) tiếp xúc với nhau tại A. Vẽ một cát tuyến qua A cắt hai đường tròn tại B và C. Chứng minh rằng các tiếp tuyến tại B và C song song với nhau.
Hướng dẫn giải:
Trường hợp 1: (O) và (O’) tiếp xúc trong.
Xét ΔOAC, ta có:
OCO′B=Rr=OAO′A⇒O′B // OC.
Suy ra các tiếp tuyến tại B và C song song với nhau vì chúng lần lượt vuông góc với O’B và OC.
Trường hợp 2: (O) và (O’) tiếp xúc ngoài.
Ta thấy ΔO′AB∽ΔOAC (g.g) ⇒OCO′B=Rr=OAO′A
⇒O′B // OC.
Lập luận tương tự như trên, ta được điều phải chứng minh.
Cho hai đường tròn ở ngoài nhau. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài AB (A, B là các tiếp điểm). Kẻ tiếp tuyến chung trong cắt AB tại C và D. Chứng minh rằng AC = DB.
Hướng dẫn giải:
Gọi các tiếp điểm của các tiếp tuyến chung trong là E, F, G, H như hình.
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: DE = DA, DF = CB, CA = CG và DH = DB.
Do đó: DE + DB = AB = CF + CA = 2AC + GF = 2BD + HE, do GF = HE nên AC = BD.
Cho đoạn thẳng AB. Kẻ tia Bx vuông góc với AB. Trên Bx lấy một điểm O sao cho BO = 21 AB. Tia AO cắt đường tròn (O ; OB) ở D và E (D nằm giữa A và O). Đường tròn (A ; AD) cắt AB ở C.
a) Chứng minh DE2=AD.AE.
b) Chứng minh AC2=CB.AB.
c) Tia BD cắt đường tròn (A) ở P. Một đường thẳng đi qua D cắt đường tròn (A) ở M và cắt đường tròn (O) ở N. Chứng minh ΔDPM∽ΔDBN.
Hướng dẫn giải:
a. Tam giác DBE có đường trung tuyến BO bằng 21 ED nên là tam giác vuông, suy ra DBE=90∘
⇒ OBE=DBA (vì cùng phụ với DBO) (1)
Trong tam giác cân OBE, ta có OBE=OEB (2)
Từ (1) và (2) ta được OEB=DBA.
Suy ra ΔADB ∽ΔABE (g.g) (Vì chúng có chung góc A).
Ta được dABAD=AEAB⇒AD.AE=AB2.
b. Từ kết quả câu a, ta có
AEDE=DEAD⇒AE−DEDE=DE−ADAD.
Lại có: DE = 2BO = AB (giả thiết) và AD = AC nên:
ABAD=AB−ACAD⇒ACAB=CBAC⇒AC2=CB.AB.
c. ΔDAM∽ΔDON (g.g) ⇒DNDM=ODAD.
Tương tự, DBDP=ODAD⇒ΔDPM∽ΔDBN (c.g.c).
Cho hai đường tròn (O) và (O′) cắt nhau tại A và B. Gọi I là trung điểm của OO′. Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với IA, cắt các đường tròn (O) và (O′) tại C và D (khác A). Chứng minh rằng AC=AD.
Hướng dẫn giải:
Kẻ OH⊥CA, O′K⊥AD (H, K thuộc CD). Suy ra OH//O'K.
Vì vậy tứ giác HOO'K là hình thang có I là trung điểm của OO'.
Mà IA//OH//O'K (cùng vuông góc với CD).
Suy ra A là trung điểm của HK hay AH = AK.
Lại có do OH⊥CA, O′K⊥AD nên H và K lần lượt là trung điểm của AC và AD (đường kính - dây cung).
Suy ra AD = AC.
Cho hai đường tròn (O) và (O′) tiếp xúc ngoài nhau tại A. Gọi M là giao điểm của một trong hai tiếp tuyến chung ngoài BC và tiếp tuyến chung trong. Chứng minh BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO′ tại M.
Hướng dẫn giải:
Gọi I là trung điểm của OO'.
Có OB//O'C (cùng vuông góc vuông góc vói BC).
Suy ra tứ giác OBCO' là hình thang.
Có I và M lần lượt là trung điểm của OO' và BC nên IM là đường trung bình của hình thang vuông OBCO'.
Suy ra: IM⊥BC ; IM=2OB+OC=2OO′.
Vì vậy BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO' tại M.
Cho ba đường tròn (O1),(O2),(O3) có cùng bán kính r và tiếp xúc ngoài nhau từng đôi một tại A, B, C. Tính diện tích tam giác có ba đỉnh là tiếp điểm.
Hướng dẫn giải:
Gọi A, B, C lần lượt là ba tiếp điểm của ba đường tròn.
Tam giác O1O2O3 đều có O1A=AO2 nên A là trung điểm của O1O2.
Tương tự B, C lần lượt là trung điểm của O2O3,O3O1.
Suy ra: AB = BC = AC = r.
Thế nên ABC là tam giác đều cạnh r.
Vậy diện tích tam giác ABC là: 21AB.AC.sinBAC=21a.a.sin60o=43a2.
Cho hai đường tròn (O) và (O′) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Qua A vẽ một cát tuyến cắt đường tròn (O) tại B và cắt đường tròn (O′) tại C. Từ B vẽ tiếp tuyến xy với đường tròn (O). Từ C vẽ đường thẳng uv song song với đường thẳng xy. Chứng minh rằng uv là tiếp tuyến của đường tròn (O′).
Hướng dẫn giải:
Nối OO', OB, OC.
Các tam giác OBA và O'AC cân tại O và O'.
Do BAO=O′AC nên OBA=O′CA .
Mặt khác do xy//uv nên yBA=ACu.
Suy ra O′Cu=O′CA+ACu=OBA+yBA=90o.
Suy ra O′C⊥uv hay uv là tiếp tuyến của đường tròn (O').
Cho góc vuông xOy. Lấy các điểm I và K lần lượt trên tia Ox và tia Oy. Vẽ đường tròn tâm I bán kính OK cắt tia Ox tại M (I nằm giữa O và M). Vẽ đường tròn tâm K bán kính OI cắt tia Oy tại N (K nằm giữa O và N).
a) Chứng minh hai đường tròn (I) và (K) luôn cắt nhau.
b) Tiếp tuyến tại M của đường tròn (I) và tiếp tuyến tại N của đường tròn (K) cắt nhau tại C. Chứng minh tứ giác OMCN là hình vuông.
c) Gọi giao điểm của hai đường tròn (I), (K) là A và B. Chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng.
d) Giả sử I và K theo thứ tự di động trên các tia Ox và Oy sao cho OI+OK= a (không đổi). Chứng minh rằng đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định.
Hướng dẫn giải:
a) Trong tam giác OIK có:
|OK − OI| < IK < |OK + OI| hay ∣R−r∣<IK<∣R+r∣.
Vậy hai đường tròn (I) và (K) luôn cắt nhau.
b) Dễ thấy tứ giác OMCN là hình chữ nhật (Tứ giác có 3 góc vuông).
Mà OM = OI + IM = OI + OK;
ON = OK + KN = OK + OI.
Vậy OM = ON hay hình chữ nhật OMCN là hình vuông.
c) Gọi giao điểm của BK và MC là L và giao điểm của AB với MC là P.
Tứ giác IBKO là hình chữ nhật. Suy ra IB = OK.
Tứ giác MLBI là hình vuông nên ML = BI, BL = OK.
Từ đó suy ra ΔBLP=ΔKOI. Vì vậy LP = OI.
Suy ra MP = ON = MC. Hay điểm C trùng với P.
Suy ra ba điểm A, B, C thẳng hàng.
d) Nếu OI + OK = a (không đổi) thì OM = MC = a không đổi. Suy ra điểm C cố định.
Vậy đường thẳng AB luôn đi qua điểm C cố định.