Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tự luận (3,0 điểm) SVIP
(1 điểm)
Electron có tốc độ v=8,4.106 m/s được cho đi vào vùng có từ trường đều theo phương vuông góc với cảm ứng từ. Electron chuyển động trong từ trường theo một đường tròn. Biết B=0,5 mT, độ lớn điện tích và khối lượng của electron là e=1,6.10−19 C và m=9,1.10−31 kg. Tính bán kính quỹ đạo của electron.
Hướng dẫn giải:
Dòng điện là dòng điện tích chuyển động theo một hướng. Nếu trong một đoạn dài l của dây dẫn có n hạt điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian t thì dòng điện trong dây dẫn là I=tnq.
Mà F=BIlsinθ nên ta có lực từ do từ trường tác dụng lên hạt điện tích q chuyển động trong từ trường là F=Bqvsinθ với v=tl là tốc độ chuyển động có hướng của hạt điện tích.
Lực từ đóng vai trò là lực hướng tâm nên ta có:
rmv2=Bev
Bán kính của quỹ đạo electron là
r=Bemv=0,5.10−3.1,6.10−199,1.10−31.8,4.106=0,096 m = 9,6 cm
(1 điểm)
Đoạn dây dẫn MN ở hình dưới dài 0,2 m đang bị kéo về bên phải với tốc độ 2 m/s. Biết B=1,2 T, điện trở của MN là 100 Ω, bỏ qua điện trở các phần còn lại của mạch điện. Tìm lực cần thiết để kéo thanh ở tốc độ không đổi này (bỏ qua ma sát).
Hướng dẫn giải:
Suất điện động cảm ứng sinh ra trong đoạn dây dẫn MN là
ξ=Blv=1,2.0,2.2=0,48 V
Dòng điện cảm ứng là
I=Rξ=1000,48=0,0048 A
Lực từ tác dụng lên đoạn dây là
F=BIl=1,2.0,0048.0,2=1,152.10−3 N
(1 điểm)
Một máy phát điện xoay chiều có khung dây phẳng gồm 50 vòng dây, mỗi vòng dây có diện tích 2 cm2. Khung dây quay trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,01 T và hướng vuông góc với trục quay, tốc độ quay ổn định là 20 vòng/giây. Tính suất điện động cảm ứng cực đại.
Hướng dẫn giải:
Tần số góc là
ω=2πf=2π.20=40π rad/s
Suất điện động cảm ứng cực đại của máy phát điện xoay chiều là
ξ=NBSω=50.0,01.2.10−4.40π=0,013 V