Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tọa độ vectơ SVIP
I. TỌA ĐỘ CỦA MỘT ĐIỂM
Để xác định tọa độ của điểm M tùy ý trong mặt phẳng tọa độ Oxy ta làm như sau:
Từ M kẻ vuông góc với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm H ứng với số a. Số a là hoành độ điểm M.
Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm K ứng với số b. Số b là tung độ của điểm M.
Cặp số (a;b) là tọa độ của điểm M trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Kí hiệu là M(a;b).
II. TỌA ĐỘ CỦA MỘT VECTƠ
Tọa độ của điểm M được gọi là tọa độ của vectơ OM.
Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta có:
OM=(a;b)⇔M(a;b).
Vectơ i có điểm gốc là O và có tọa độ (1;0) gọi là vectơ đơn vị trên trục Ox.
Vectơ j có điểm gốc là O và có tọa độ (0;1) gọi là vectơ đơn vị trên trục Oy.
Nhận xét: Với mỗi vectơ u, ta xác định được duy nhất một điểm A sao cho OA=u.
Với mỗi vectơ u trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tọa độ của vectơ u là tọa độ của điểm A sao cho OA=u.
Định lí
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nếu u=(a;b) thì u=ai+bj.
Ngược lại nếu u=ai+bj thì u=(a;b).
Chú ý: Với a(x1;y1);b(x2;y2), ta có: a=b⇔{x1=x2y1=y2.
Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(3;−4) và vectơ u=(−2;0).
a) Biểu diễn vectơ OA qua hai vectơ i và j.
b) Biểu diễn vectơ u qua hai vectơ i và j.
Giải
a) Vì A(3;−4) nên OA=(3;−4). Do đó: OA=3i−4j.
b) Vì u=(−2;0) nên u=(−2)i+0j=−2i.
III. LIÊN HỆ GIỮA TỌA ĐỘ ĐIỂM VÀ TỌA ĐỘ VECTƠ
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(xA;yA);B(xB;yB); khi đó:
AB=(xB−xA;yB−yA).
Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho các điểm A(1;3);B(−5;1);C(2;−2).
a) Tìm tọa độ của vectơ AB.
b) Tìm tọa độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành.
Giải
a) Ta có AB=(−5−1;1−3) nên AB=(−6;−2).
b) Gọi tọa độ của điểm D(xD;yD). Ta có DC=(2−xD;−2−yD).
Tứ giác ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi AB=DC hay
DC=(−6;−2)⇔{2−xD=−6−2−yD=−2⇔{xD=8yD=0
Vậy D(8;0).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây