Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Quy tắc dấu ngoặc SVIP
1. Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản
Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng hay trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc. Chẳng hạn:
3+(−9)=3−9
(−5)+(−8)−(−3)=−5−8+3.
Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.
Ví dụ 1. Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó: (−23)−5−(−23)+5+(−10).
Lời giải
(−23)−5−(−23)+5+(−10)=−23−5+23+5−10
=(−23+23)+(5−5)−10=−10.
2. Quy tắc dấu ngoặc
⚡Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;
⚡Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "−" đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "+" đổi thành "−" và dấu "−" đổi thành "+".
Ví dụ 2. Tính một cách hợp lí:
a) (215−37)−215;
b) 513+[187−(287+113)]
Lời giải
a) (215−37)−215
=215−37−215
=(215−215)−37=−37.
b) 513+[187−(287+113)]
=513+[187−287−113]
=513−113+187−287
=400−100=300.
Chú ý: Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc, trong một biểu thức, ta có thể:
⚡Thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng kèm dấu của chúng.
a−b−c=−b+a−c=−c−b+a.
Ví dụ, 5−9−3=−9−3+5=−7.
⚡Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Nếu trước dấu ngoặc là dấu "−" thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
a−b−c=(a−b)−c=a−(b+c).
Ví dụ, 5−9−3=5−(9+3)=−7.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây