Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Quan hệ chia hết và tính chất SVIP
1. QUAN HỆ CHIA HẾT
a. Khái niệm chia hết
Cho hai số tự nhiên a và b(b=0)
+ Nếu có số tự nhiên k sao cho a=kb thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là a⋮b.
+ Nếu a không chia hết cho b ta kí hiệu là a⋮b.
Ví dụ 1.
+ Số 32 chia hết cho 8 vì 32=8.4, kí hiệu là 32⋮8
+ Số 30 không chia hết cho 8 vì 30:8=3 (dư 6), kí hiệu là 30⋮8.
Câu hỏi:
@202950697540@@202950698661@
b. Ước và bội
Nếu a chia hết cho b, ta nói b là ước của a và a là bội của b.
Ta kí hiệu Ư(a) là tập hợp các ước của a và B(b) là tập hợp các bội của b.
Ví dụ 2. 5 là ước của 15 và 15 là bội của 5 vì 15⋮5.
Ví dụ 3.
+ Vì 15⋮2 nên 2∈ Ư(15)
+ Vì 8⋮2 nên 8∈ B(2).
Câu hỏi:
@202950802403@
Muốn tìm các ước của a(a>1), ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a.
Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0;1;2;3;...
Ví dụ 4. Tìm các ước của 10.
Lời giải
Thực hiện phép chia số 10 cho lần lượt các số tự nhiên từ 1 đến 10.
Các phép chia hết là 10:1=10; 10:2=5; 10:5=2; 10:10=1.
Vì vậy Ư(10)={1;2;5;10}.
Ví dụ 5: Tìm năm bội của 6.
Lời giải
Ta có thể lần lượt nhân 6 với 0;1;2;3;4 để được năm bội của 6 là 0;6;12;18;24.
Câu hỏi:
@202950763901@@202950891924@
2. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG
a. Trường hợp chia hết
Tính chất 1. Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
+ Nếu a⋮m và b⋮m thì (a+b)⋮m.
+ Nếu a⋮m, b⋮m và c⋮m thì (a+b+c)⋮m.
Chú ý: Tính chất 1 cũng đúng với một hiệu, chẳng hạn 30⋮3 và 18⋮3, suy ra (30−18)⋮3.
Ví dụ 5. Không tính tổng, xét xem
a) A=4+8+12+16 có chia hết cho 4 hay không. Vì sao?
b) B= 49−14−7 có chia hết cho 7 hay không. Vì sao?
Lời giải
a) Các số 4;8;12;16 đều chia hết cho 4 nên A chia hết cho 4.
b) Các số 49;14;7 đều chia hết cho 7 nên B chia hết cho 7.
Câu hỏi:
@202951013448@
b. Trường hợp không chia hết
Tính chất 2. Nếu có một số hạng của một tổng không chia hết cho một số đã cho, các số hạng còn lại đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đã cho.
+ Nếu a⋮m và b⋮m thì (a+b)⋮m.
+ Nếu a⋮m, b⋮m và c⋮m thì (a+b+c)⋮m
Chú ý: Tính chất 2 cũng đúng với một hiệu, chẳng hạn 45⋮5 và 8⋮5, suy ra (45−8)⋮5.
Ví dụ 6. Không tính tổng, xét xem
a) A=5+6+10 có chia hết cho 5 hay không. Vì sao?
b) B=36−6−4 có chia hết cho 6 hay không. Vì sao?
Lời giải
a) Các số 5;10 đều chia hết cho 5 và 6⋮5 nên A không chia hết cho 5.
b) Các số 36;6 đều chia hết cho 6 và 4⋮6 nên B không chia hết cho 7.
Câu hỏi:
@202951033442@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây