Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phương trình bậc nhất một ẩn SVIP
1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
a. Nhận biết phương trình một ẩn
Định nghĩa
Một phương trình với ẩn x có dạng A(x)=B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
Ví dụ 1.
i) Phương trình 2x−1=7−3x là một phương trình với ẩn x.
ii) Phương trình 4(t2+3)=5−(2t−1) là một phương trình với ẩn t.
Phương trình nào sau đây là phương trình một ẩn?
b. Nghiệm của phương trình một ẩn
Số x0 gọi là nghiệm của phương trình A(x)=B(x) nếu giá trị của A(x) và B(x) tại x0 bằng nhau.
Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu là S.
Ví dụ 2. Cho phương trình 2x−5=4−x. (1)
+ Với x=3, thay vào hai vế của phương trình ta có: 2.3−5=4−3(=1).
Do đó, x=3 là một nghiệm của phương trình đã cho.
+ Với x=−1, thay vào hai vế của phương trình ta có: 2.(−1)−5=4−(−1).
Do đó, x=−1 không là nghiệm của phương trình đã cho.
x=4 không là nghiệm của phương trình nào sau đây?
2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
a. Phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình một ẩn đơn giản nhất là phương trình có dạng: ax+b=0, với a, b là hai số đã cho và a=0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn x.
a gọi là hệ số của x, b gọi là hạng tử tự do, x gọi là ẩn.
Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?
b. Cách giải
Phương trình bậc nhất một ẩn ax+b=0 (với a= 0) được giải như sau:
ax+b =0 ax =−b x =−ab
Phương trình bậc nhất ax+b=0 (với a=0) luôn có một nghiệm duy nhất là x=−ab.
Ví dụ 3. Giải phương trình: 3x+11=0
3x=−11
x=−311
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x=−311.
Phương trình 4x−8=0 có tập nghiệm là
3. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA VỀ ĐƯỢC PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Bằng cách chuyển vế và nhân cả hai vế của phương trình với một số khác 0, ta có thể đưa một số phương trình ẩn x về phương trình dạng ax+b=0 và do đó có thể giải được chúng.
Ví dụ 4. Giải phương trình 3x+1=x+5.
3x+1 | =x+5 | |
3x−5x | =5−1 |
Chuyển các hạng tử chứa x sang vế trái và các hạng tử tự do sang vế phải |
−2x | =4 |
Thu gọn và giải phương trình thu được |
x | =−2 |
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S={−2}.
Phương trình (3x−5)−2(2x−1)=0 có tập nghiệm là
Lưu ý: Quá trình giải các phương trình có thể dẫn đến trường hợp đặc biệt là hệ số của ẩn bằng 0. Khi đó, phương trình đã cho có thể vô nghiệm hoặc nghiệm đúng với mọi x.
+ Nếu 0x=0, phương trình vô số nghiệm (nghiệm đúng với mọi x),
+ Nếu 0x=a với a=0,a∈R, phương trình vô nghiệm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây