Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phép nhân và phép chia số tự nhiên SVIP
1. PHÉP NHÂN SỐ TỰ NHIÊN
a. Nhân hai số tự nhiên
Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tích của a và b, kí hiệu a×b hoặc a.b :
a.b=a+a+a+...+a (b số hạng).
![]()
Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số. Ví dụ, a.b=ab ; 2.k=2k .
Ví dụ 1. Đặt tính nhân: 1589.12.
b. Tính chất của phép nhân
Phép nhân có các tính chất:
+ Giao hoán: ab=ba.
+ Kết hợp: (ab)c=a(bc).
+ Nhân với số 1: a.1=1.a=a.
+ Phân phối của phép nhân đối với phép cộng và phép trừ: a(b+c)=ab+ac; a(b−c)=ab−ac.
Chú ý: Tích (ab)c hay a(bc) gọi là tích của ba số a, b, c và viết gọn là abc.
Ví dụ 2. Tính nhẩm: 12.25.
Lời giải. 12.25=(3.4).25=3.(4.25)=3.100=300.
Ví dụ 3. Tính nhanh: 54789.234+54789.766.
Lời giải.
54789.234+54789.766=54789.(234+766)
=54789.1000=54789000.
Câu hỏi:
@202460776155@@202460905354@@202549320898@
2. PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
Với hai số tự nhiên a và b đã cho ( b khác 0), ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a=b.q+r, trong đó 0≤r<b.
+ Nếu r=0 thì ta có phép chia hết a:b=q; a là số bị chia, b là số chia, q là thương.
+ Nếu r=0 thì ta có phép chia có dư a:b=q (dư r ); a là số bị chia, b là số chia, q là thương và r là số dư.
Chú ý: Trong phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
Ví dụ 4. Đặt tính rồi thực hiện các phép chia sau:
a. 5457:321.
Vậy 5457:321=17
b. 5125:320.
Vậy 5125:320=16 (dư 5).
Ví dụ 5. Phải dùng ít nhất bao nhiêu xe ô tô 45 chỗ ngồi để trở hết 2128 nhân viên của một đội bóng?
Lời giải
Vì 2457:45=47 (dư 13) nên xếp đủ 47 xe thì còn thừa 13 người nên phải dùng thêm một xe nữa để chở nốt những người này.
Vậy cần dùng ít nhất 47+1=48 (xe).
Câu hỏi:
@202548784111@@202549015437@@202549570486@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây