Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phép cộng hai số nguyên SVIP
1. Cộng hai số nguyên cùng dấu
- Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.
- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
- Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.
Chú ý: Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có:
(+a)+(+b)=a+b
(−a)+(−b)=−(a+b)
Ví dụ:
a) (+1)+(+5)=1+5=6;
b) (−22)+(−13)=−(22+13)=−35;
c) (−9)+(−5)=−(9+5)=−14.
Tính:
a) (−27)+(−59)= ;
b) (−38)+(−23)= .
2. Cộng hai số nguyên khác dấu
Cộng hai số đối nhau
Tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0: a+(−a)=0.
Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:
- - Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
- - Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.
Chú ý:
Khi cộng hai số nguyên trái dấu:
- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.
- Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng 0.
- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.
Ví dụ:
a) 6+(−6)=0.
b) 15+(−9)=15−9=6 (do 15>9).
c) (−17)+8=−(17−8)=−9 (do 17>8).
Tính:
a) 73+(−46)= ;
b) (−55)+23= .
3. Tính chất của phép cộng các số nguyên
Phép cộng các số nguyên có tính chất:
- Giao hoán: a+b=b+a;
- Kết hợp: (a+b)+c=a+(b+c).
Chú ý:
- a+0=0+a=a.
- Tổng (a+b)+c hoặc a+(b+c) là tổng của ba số nguyên a,b,c và viết là a+b+c; a,b,c là các số hạng của tổng.
- Để tính tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng (tính giao hoán) hoặc nhóm tùy ý các số hạng (tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi hơn.
Ví dụ: Tính một cách hợp lí:
a) 12+(−91)+188+(−9);
b) (−219)+100+(−81)+200.
Giải
a) 12+(−91)+188+(−9)
=[12+188]+[(−91)+(−9)] (tính chất giao hoán và kết hợp)
=200+(−100)
=200−100 (bỏ dấu ngoặc)
=100.
b) (−219)+100+(−81)+200
=[(−219)+(−81)]+[100+200] (tính chất giao hoán và kết hợp)
=(−300)+300=0. (tổng hai số đối nhau)
Tính bằng cách hợp lí:
a) 145+43+(−145)+57= [ +(−145)] + (43+ )
= + = .
b) (−123)+101+(−777)+99= [(−123)+ ()] + (101+ )
= () + = .
4. Phép trừ hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a−b=a+(−b)
Chú ý:
- Cho hai số nguyên a và b. Ta gọi a−b là hiệu của a và b (a được gọi là số bị trừ, b là số trừ).
- Phép trừ luôn được thực hiện trong tập hợp số nguyên.
- Như vậy, hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b.
Ví dụ:
a) 7−10=7+(−10)=−(10−7)=3.
b) 8−(−9)=8+9=17.
Điền số thích hợp vào chỗ trống.
a | 52 | −146 | −789 | |
b | −367 | 146 | 635 | |
a−b | −593 | −389 |
5. Quy tắc dấu ngoặc
Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
- có dấu "+", thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
+(a+b−c)=a+b−c
- có dấu "−", thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
−(a+b−c)=−a−b+c
Ví dụ: Tính một cách hợp lí:
a) (215−37)−215;
b) 513+[187−(287+113)]
Giải
a) (215−37)−215
=215−37−215
=(215−215)−37=−37.
b) 513+[187−(287+113)]
=513+[187−287−113]
=513−113+187−287
=400−100=300.
Tổng (a+b)−(c−d) bằng
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây