Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phép chia hết. Ước và bội số nguyên SVIP
1. PHÉP CHIA HẾT
Cho a,b∈Z với b=0. Nếu có số nguyên q sao cho a=bq thì ta có phép chia hết a:b=q (trong đó ta cũng gọi a là số bị chia, b là số chia và q là thương). Khi đó ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a⋮b.
Dấu của thương
(+):(+)→(+)
(−):(−)→(+)
(+):(−)→(−)
(−):(+)→(−)
Ví dụ 1.
a) 15⋮(−3) vì 15=(−3).(−5) .
Ta có 15:(−3)=−5.
b) (−35)⋮(−5) vì −35=(−5).7.
Ta có (−35):(−5)=7.
Nhận xét: Từ 8:4=2 ta suy ra được những phép chia hết sau:
8:(−4)=−2; (−8):(−4)=2; (−8):4=−2.
2. ƯỚC VÀ BỘI
Khi a⋮b (a,b∈Z,b=0), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.
Ví dụ 2.
a) −3 là một ước của 15 vì 15⋮(−3).
b) −35 là một bội của −5 vì (−35)⋮(−5).
Nhận xét:
+ Nếu a là một bội của b thì −a cũng là một bội của b.
+ Nếu b là một ước của a thì −b cũng là một ước của a.
Để tìm các ước của số nguyên a, ta lấy các ước dương của a cùng với các số đối của chúng.
Ví dụ 3. Tìm các ước của 4; các ước của 6.
Lời giải
Ta có các ước dương của 4 là 1;2;4.
Suy ra tất cả các ước của 4 là 1;−1;2;−2;4;−4.
Ta có các ước dương của 6 là 1;2;3;6.
Suy ra tất cả các ước của 6 là: 1;−1;2;−2;3;−3;6;−6.
Chú ý: Ta thấy các số −2;−1;1 và 2 vừa là ước của 6, vừa là ước của 4. Chúng được gọi là những ước chung của 6 và 4.
Ví dụ 4. Tìm các bội của 6.
Lời giải
Lần lượt nhân 6 với 0;1;2;3; ... ta được các bội dương của 6 là: 0; 6; 12; 18; ...
Do đó các bội của 6 là 0;6;−6;12;−12;18;−18; ...
Câu hỏi:
@200150405928@@200150406394@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây