Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phần tự luận (8 điểm) SVIP
Bài 1. (1 điểm) Giải các phương trình sau:
a) 3x−4=5+x.
b) 3(x−1)−7=5(x+2).
Hướng dẫn giải:
a. Ta có: 3x−4=5+x
3x−x=5+4
2x=9
x=29.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x=29.
b. Ta có: 3(x−1)−7=5(x+2)
3x−3−7=5x+10
5x−3x=−3−7−10
2x=−20
x=−10.
Vậy phương trình có nghiệm x=−10.
Bài 2. (1,5 điểm) Một ca nô đi xuôi khúc sông từ A đến B hết 1 giờ 30 phút và đi ngược từ B về A hết 2 giờ. Biết vận tốc dòng nước là 3 km/h. Tính vận tốc riêng của ca nô và chiều dài quãng sông AB?
Hướng dẫn giải:
Gọi vận tốc riêng của ca nô là x (km/h, x>3).
Vận tốc ca nô khi đi xuôi khúc sông từ A đến B là: x+3 (km/h);
Vận tốc ca nô khi đi ngược khúc sông từ B về A là: x−3 (km/h);
Khúc sông AB có chiều dài không đổi nên ta có phương trình: 23(x+3)=2(x−3).
Giải phương trình trên ta nhận được x=21 (thỏa mãn)
Do đó vận tốc riêng của ca nô là 21 km/h.
Chiều dài khúc sông là: 2(21−3)=36 (km).
Vậy vận tốc riêng của cano là 21 km/h, chiều dài khúc sông là 36 km .
Bài 3. (1,0 điểm) Trong một hộp có 20 thẻ gồm 4 thẻ được đánh số 1, 4 thẻ được đánh số 2, 6 thẻ được đánh số 3, 3 thẻ được đánh số 4 và 3 thẻ được đánh số 5. Tính xác suất cho biến cố “Thẻ rút ra là thẻ đánh số 3”.h số 2, 6 thẻ được đánh số 3, 3 thẻ được đánh số 4 và 3 thẻ được đánh số 5. Tính xác suất cho biến cố “Thẻ rút ra là thẻ đánh số 3”.
Hướng dẫn giải:
Xác suất cho biến cố "Thẻ rút ra là thẻ đánh số 3" là: 206=103.
Bài 4. (2,5 điểm) Cho ΔABC nhọn, đường cao AH. Kẻ HE⊥AB(E∈AB),HF⊥AC(F∈AC).
a) Chứng minh ΔAEH∽ΔAHB từ đó suy ra AH2=AE.AB
b) Chứng minh AE.AB=AF.AC
c) Cho chu vi các ΔAEF và ΔACB lần lượt là 20 cm và 30 cm. Tính diện tích ΔAEF và ΔACB biết diện tích ΔACB lớn hơn diện tích ΔAEF là 25 cm2.
Hướng dẫn giải:
a) Xét ΔAEH và ΔAHB có:
BAH chung và AEH=AHB=90∘
Do đó ΔAEH∽ΔAHB (g.g)
Suy ra ABAH=AHAE hay AH2=AE.AB (1)
b) Chứng minh tương tự ΔAHF∽ΔACH (g.g)
Suy ra ACAH=AHAF hay AH2=AF.AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra AE.AB=AF.AC
c) Ta có AE.AB=AF.AC nên ACAE=ABAF.
Xét ΔAEF và ΔACB có:
EAF chung
ACAE=ABAF (cmt)
Do đó ΔAEF ∽ΔACB (c.g.c).
Suy ra CBEF=PACBPAEF=3020=32 (tỉ số chu vi bằng tỉ số đồng dạng)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có 4SAEF=9SACB=9−4SACB−SAEF=525=5
Suy ra
SAEF=5.4=20 cm2;
SACB=5.9=45 cm2.
Vậy SAEF=20 cm2 và SACB=45 cm2.
Bài 5. (1,0 điểm) Cho tam giác ABC, trung tuyến AM, đường phân giác của góc AMB cắt AB tại D. Cho BC=30 cm; AD=6 cm; AB=10 cm. Tính độ dài AM.
Hướng dẫn giải:
Ta có: AB=AD+DB
Suy ra DB=AB−AD=10−6=4 cm
AM là trung tuyến của ΔABC suy ra M là trung điểm của BC
Suy ra BM=CM=21BC=15 cm.
Xét ΔABM có MD là phân giác của góc AMB nên
BMAM=DBAD
BMAM=46=23
Do đó AM=23.BM=23.15=22,5 (cm).
Bài 6. (0,5 điểm) Một hình lập phương lớn cạnh 4 được ghép lại từ 64 hình lập phương nhỏ cạnh 1. Người ta sơn tất cả sáu mặt của hình lập phương lớn. Tính số hình lập phương nhỏ cạnh 1 mà:
a) có đúng một mặt được sơn;
b) có đúng hai mặt được sơn.
Hướng dẫn giải:
a) Ở mỗi mặt, có 4 hình lập phương nhỏ được sơn một mặt (các hình được gạch sọc).
Ở sáu mặt có: 4.6 =24 (hình).
b) Ở mỗi cạnh, có 2 hình lập phương được sơn hai mặt (các hình ghi dấu "x").
Ở 12 cạnh có : 2.12=24 (hình).