Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phần tự luận (8 điểm) SVIP
Bài 1. (2 điểm) Thực hiện các phép tính
a) (6x3y2−27x3y):3xy.
b) (322x4)⋅(3yx5).
c) x2−4x2+x−21+x+21.
d) x−y2−(x−1x−y−x2)−(x+y−2−x−1x)
Hướng dẫn giải:
a) (6x3y2−27x3y):3xy=2x2y−9x2.
b) (322x4).(3yx5)=(92.3)(x4⋅x5)y=32x9y.
c) x2−4x2+x−21+x+21=(x−2)(x+2)x2+(x−2)(x+2)x+2+(x−2)(x+2)x−2=(x−2)(x+2)x2+x+2+x−2=(x−2)(x+2)x2+2x=(x−2)(x+2)x(x+2)=x−2x.
d) x−y2−(x−1x−y−x2)−(x+y−2−x−1x)=x−y2−x−1x+y−x2+x+y2+x−1x=(x−y2+y−x2)+(−x−1x+x−1x)+x+y2=x+y2.
Bài 2 (1 điểm). Tìm x, biết:
a) x2−3x=0.
b) x2−6x+8=0.
Hướng dẫn giải:
a) x2−3x=0
x2−3x=0 suy ra x(x−3)=0
TH1: x=0
TH2: x−3=0 hay x=3.
b) x2−6x+8=0
x2−6x+8=0
(x2−4x)−(2x−8)=0
(x−4)(x−2)=0
TH1: x−4=0 suy ra x=4
TH2: x−2=0 suy ra x=2
Vậy x=4 hoặc x=2.
Bài 3. (2 điểm)
1. Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy 30 dm2, chiều cao 100 cm.
2. Cho hai hàm số y=x+4 và y=−x+4 có đồ thị là hai đường thẳng d1 và d2. Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng thẳng d1 và d2.
Hướng dẫn giải:
1. Đổi: 100 cm =10 dm.
Thể tích của hình chóp tứ giác đều đó là:
V=31.Sđ .h=31.30.10=100 (dm3)
2. Xét phương trình hoành độ giao điểm của d1 và d2:
x+4=−x+4 suy ra 2x=0 nên x=0.
Thay x=0 vào một trong hai hàm số của d1 và d2 ta tìm được y=4.
Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng thẳng d1 và d2 là (0;4).
Bài 4 (2.5 điểm) Cho tam giác ABC có AD là phân giác của BAC. Từ D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC lần lượt cắt AC,AB tại E,F
a) Chứng minh tứ giác AEDF là hình thoi.
b) Trên tia đối của tia FA lấy điểm G sao cho FA=FG. Chứng minh EFGD là hình bình hành.
c) Lấy điểm I sao cho F là trung điểm ID. Tia IA cắt tia DE tại K. Gọi O là giao điểm của AD và EF. Chứng minh O là trung điểm của GK.
Hướng dẫn giải:
a) Xét tứ giác AEDF có:
DE // AF (do DE // AB);
DF // AE (do DF // AC).
Suy ra AEDF là hình bình hành (DHNB)
Mà đường chéo AD là tia phân giác của FAE (gt)
Nên AEDF là hình thoi (DHNB).
b) Vì AEDF là hình thoi (cmt) nên DE // AF; DE=AF (tính chất)
Mà AF=GF (gt) ; G thuộc tia đối của tia FA (gt) nên DE=GF; DE // DF
Xét tứ giác EFGD có: DE=GF (cmt); DE // GF (cmt)
Vậy EFGD là hình bình hành.
c) Theo bài ra, G thuộc tia đối của tia FA và FA=FG suy ra F là trung điểm của AG
Mà AF=DF (do AEDF là hình thoi) suy ra AG=ID
Xét tứ giác ADGI có:
Hai đường chéo AG và ID cắt nhau tại trung điểm F của mỗi đường;
Suy ra ADGI là hình bình hành (DHNB)
Lại có AG=ID (cmt) suy ra ADGI là hình chữ nhật (DHNB)
GD // IA suy ra GD // AK (A,I,K thẳng hàng)
Xét tứ giác AKDG có: GD // AK (cmt) ; DK // AG( do DE // AF)
Suy ra AKDG là hình bình hành (DHNB)
Khi đó hai đường chéo AD và GK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà O là trung điểm của AD (do O là giao điểm của hai đường chéo trong hình thoi AEDF)
Vậy O là trung điểm của GK.
Bài 5 (0,5 điểm) Tìm các cặp số nguyên (x; y) thoả mãn x2+xy+2023x+2022y+2023=0.
Hướng dẫn giải:
x2+xy+2023x+2022y+2023=0
x2+xy+x+2022x+2022y+2022+1=0
x(x+y+1)+2022(x+y+1)=−1
(x+2022)(x+y+1)=−1
x+2022=1 hoặc x+y+1=−1
x+2022=−1 hoặc x+y+1=1
x=−2021 và y=2019 hoặc x=−2023 và y=2023
Vậy (x;y)∈{(−2021;2019);(−2023;2023)}.