Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Ôn tập SVIP
1. Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu).
* Điểm giống nhau:
- Nội dung: Thể hiện tình cảm của nhà thơ với con người và quê hương.
- Hình thức:
+ Chủ yếu gieo vần chân.
+ Sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình, điệp từ, điệp ngữ,...
* Điểm khác nhau:
- Nội dung:
+ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương): Qua lời ru con của mẹ, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng biết ơn đối với mẹ và tình yêu quê hương, đất nước mà mẹ đã truyền dạy cho con.
+ Nhớ đồng (Tố Hữu): Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang căng đầy nhựa sống và tràn trề nhiệt huyết.
- Hình thức:
TRONG LỜI MẸ HÁT
(Trương Nam Hương)
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
"Con gà cục tác lá chanh".
Khóm trúc, lùm tre huyền thoại
Lời ru vấn vít dây trầu,
Vầng trăng mẹ thời con gái,
Vẫn còn thơm ngát hương cau.
Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đừng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn...
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hoá hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(In trong Ban mai xanh, NXB Đồng Nai, 1994)
------------
NHỚ ĐỒNG
Tặng Vịnh
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Tháng 7/1939
(In trong Tố Hữu - Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, 2005)
Xếp các yếu tố sau vào hai nhóm.
- Thể thơ bảy chữ
- Giọng thơ yêu thương tha thiết xen lẫn xót xa
- Thể thơ sáu chữ
- Kết hợp vần liền với vần cách
- Chủ yếu gieo vần cách
- Giọng thơ tha thiết, đượm buồn
Trong lời mẹ hát
Nhớ đồng
2. Nhận xét về cách ngắt nhịp và gieo vần của khổ thơ sau:
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)
Khổ thơ trên được ngắt nhịp như thế nào?
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)
Khổ thơ trên gieo vần như thế nào? (Chọn 2 đáp án)
3. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)
- Từ tượng hình: xâm xấp, lấm tấm.
- Tác dụng:
a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)
Từ tượng hình "xâm xấp" gợi tả trạng thái nước như thế nào?
b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
- Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp.
- Tác dụng:
b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
Nối từ tượng thanh với tác dụng tương ứng.
4. Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?
Học sinh trả lời câu hỏi dựa trên trải nghiệm cá nhân.
Tham khảo: Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là làm sao để lựa chọn, xây dựng những hình ảnh thơ thật sinh động, hấp dẫn.
5. Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Đoạn văn cần đạt các yêu cầu sau:
- Mở đoạn:
+ Mở đoạn bằng chữ viết hoa và lùi đầu dòng.
+ Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ.
+ Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ khái quát về bài thơ.
- Thân đoạn:
+ Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ theo trình tự hợp lí.
+ Làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
- Kết bài:
+ Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
+ Dùng dấu câu để kết thúc đoạn văn.
- Diễn đạt:
+ Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp.
+ Viết đúng chính tả, ngữ pháp.
+ Dùng từ phù hợp.
6. Liệt kê một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
Tham khảo:
- Trước khi nghe:
+ Liệt kê những gì đã biết và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình.
+ Xác định mục đích nghe.
+ Xác định đề tài của bài thuyết trình.
- Nghe ý chính và ghi tóm tắt:
+ Xác định được đầy đủ các ý chính của bài thuyết trình.
+ Trình bày tóm tắt các ý chính dưới dạng từ khoá, sơ đồ, kí hiệu.
+ Trình bày tóm tắt các ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc.
+ Hỏi lại những thông tin chưa hiểu rõ trong khi nghe.
7. Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?
Tham khảo:
- Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời hơn, biết sống có ý nghĩa hơn.
- Giúp kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.
- Là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây