Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Ôn tập SVIP
1. Trình bày đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim.
- Thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.
- Cấu trúc: thường gồm 3 phần:
+ Phần 1: Nêu một số thông tin về: tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,... trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim.
+ Phần 2: Tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và đề xuất/ khuyến khích mọi người nên đọc/ xem.
+ Phần 3:
Phần 3 của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường nêu thông tin gì?
- Có thể có sa-pô (sapo) nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc.
- Thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả.
2. Tóm tắt các đặc điểm của những văn bản đã học vào bảng sau (làm vào vở):
Phương diện tóm tắt | Chuyến du hành về tuổi thơ | "Mẹ vắng nhà" - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh | "Tốt-tô-chan bên sửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương |
Mục đích viết | Cung cấp thông tin về nội dung và cảm nhận cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; khuyến khích bạn đọc tìm đọc tác phẩm này. |
Giới thiệu tài năng của đạo diễn và những nét đặc sắc của bộ phim Mẹ vắng nhà về nội dung, diễn xuất, cảnh quay; khuyến khích mọi người xem bộ phim này. |
Cung cấp thông tin về cô bé Tốt-tô-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô trong tác phẩm Tốt-tô-chan bên cửa sổ; khuyến khích bạn đọc tìm đọc tác phẩm này. |
Nội dung chính | Thông tin và những cảm nhận của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, cho thấy tuổi thơ là quãng thời gian đáng nhớ. | Tài năng của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư, đặc sắc của bộ phim Mẹ vắng nhà về nội dung, diễn xuất, cảnh quay. | |
Cấu trúc |
Bốn phần: - Sa-pô: Tóm tắt nội dung bài viết và thể hiện cảm xúc của tác giả đối với văn bản. - Phần 1 (đoạn 1): Nêu tên tác giả, tác phẩm và ấn tượng chung về tác phẩm. - Phần 2 (đoạn 2 - 4): Tóm tắt nội dung và đánh giá về tác phẩm, đồng thời hoài niệm về tuổi thơ. - Phần 3 (đoạn 5): Khẳng định giá trị của tác phẩm và khuyến khích mọi người nên tìm đọc. |
|
Bốn phần: - Sa-pô: Tóm tắt nội dung bài viết và thể hiện cảm xúc của tác giả đối với văn bản. - Phần 1 (đoạn 1, 2): Nêu sự phổ biến của tác phẩm qua số lượng phát hành và sự yêu thích của người đọc. - Phần 2 (đoạn 3 - 8): Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Phần 3 (còn lại): Sự phổ biến của cuốn sách trên toàn thế giới và ý kiến của người viết về giá trị cuốn sách. |
Cách thể hiện thông tin | Rõ ràng, rành mạch. | Rõ ràng, rành mạch. | Rõ ràng, rành mạch. |
TỐT-TÔ-CHAN (TOTTO-CHAN) BÊN CỬA SỔ:
KHI TRẺ CON LỚN LÊN
TRONG TÌNH THƯƠNG
Theo Phạm Ngọ
Ra đời cách đây gần 40 năm, Tốt-tô-chan bên cửa sổ đã trở thành một hiện tượng văn học Nhật Bản với số lượng phát hành kỉ lục 4,5 triệu bản trong năm đầu tiên. Khi đến Việt Nam, Tốt-tô-chan bên cửa sổ cũng trở thành quyển sách gối đầu giường của rất nhiều thiếu nhi.
Lớp học của những toa tàu
Tốt-tô-chan bên cửa sổ là tự truyện về quãng đời tiểu học của nữ tác giả Ku-rô-gia-na-ghi Tét-su-kô (Kuroyanagi Tetsuko). Từ một bài tiểu luận về trường Tô-mô (Tomoe) của Tét-su-kô trên một tạp chí, các biên tập viên đã đề nghị bà viết thành sách. Tuy nhiên, phải mất đến hai mươi năm, Tét-su-kô mới viết xong các chương của quyển truyện thiếu nhi này và đăng trên các số từ tháng 2/1979 đến tháng 12/1980 của Tạp chí Người phụ nữ trẻ. Sau đó, bà còn cất công chọn lựa các bức tranh thiếu nhi của cố họa sĩ I-qua-sa-ki Chi-hi-rô (Iwasaki Chihiro) để minh họa cho tác phẩm của mình. Và những bức tranh ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của tác phẩm.
Ảnh trang bìa cuốn sách Tốt-tô-chan bên cửa sổ
Ngôi trường Tô-mô mà Ku-rô-gia-na-ghi Tét-su-kô giới thiệu trong sách do thầy hiệu trưởng Kô-ba-gia-sơ-ki Sô-sa-ki (Kobayaski Sosaku) thành lập từ năm 1937 và bị thiêu rụi trong chiến tranh vào năm 1944. Ngôi trường ấy thật đặc biệt với các lớp học được thiết kế nằm trong toa tàu điện cũ, cùng những phương pháp giáo dục đổi mới so với bối cảnh nước Nhật trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tác giả Ku-rô-gia-na-ghi Tét-su-kô đã “hóa thân” thành Tốt-tô-chan, một cô bé vừa vào học lớp Một được vài ngày đã bị cho thôi học vì quá hiếu động, làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Mẹ của Tốt-tô-chan buộc phải đưa em đến trường Tô-mô.
“Bên cửa sổ” là một thành ngữ phổ biến ở Nhật, được dùng để chỉ những người đang ở trên mép cửa, sắp bị đẩy ra đường. Đây cũng chính là hoàn cảnh của Tốt-tô-chan: bị hắt hủi, xa lánh ở ngôi trường đầu tiên. Với Ku-rô-gia-na-ghi Tét-su-kô, tựa truyện còn có ý nghĩa là “cửa sổ của hạnh phúc”, “một thiên đường mới” sẽ mở ra cho cô bé Tốt-tô-chan.
“Ước mơ của các em còn lớn hơn kế hoạch của cô giáo”
Có lẽ, điều thú vị nhất ở ngôi trường Tô-mô là các em nhỏ luôn được thầy hiệu trưởng Kô-ba-gia-sơ-ki và các giáo viên tôn trọng, lắng nghe. Ngay từ buổi đầu tiên đến trường, gặp thầy hiệu trưởng, cô bé hiếu động Tốt-tô-chan đã không phải trả lời những câu hỏi theo khuôn khổ, ngược lại, em được thầy khuyến khích kể bất cứ chuyện gì mình thích. Buổi kể chuyện kéo dài gần bốn tiếng ấy đã để lại cho Tốt-tô-chan cảm giác yên tâm, đầm ấm và hạnh phúc, khiến em muốn mãi mãi ở bên thầy.
Từ đây, hành trình đến trường của Tốt-tô-chan trở thành những ngày tháng thú vị, không còn bị mọi người chê trách như ở trường cũ. Trường Tô-mô khuyến khích học sinh vui chơi bên cạnh việc học. Không có đồng phục, hiệu trưởng yêu cầu phụ huynh cho trẻ mặc các bộ đồ cũ, thoải mái để các em vui chơi mà không sợ bị lấm bẩn hay làm rách quần áo. Ngôi trường đó cũng không bó buộc học sinh phải ngồi một chỗ suốt năm học và cũng không có thời khóa biểu cố định mỗi ngày. […] Sau giờ học buổi sáng là những buổi chiều đi dạo, hái rau, vẽ tranh, nghe thầy cô kể chuyện, ca hát. Quả là một ngôi trường đáng mơ ước. Thầy Kô-ba-gia-sơ-ki luôn nói với các giáo viên: “Không được gò bó các em vào kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo”.
“Con thật là một cô bé ngoan”
Bài học lớn mà Ku-rô-gia-na-ghi Tét-su-kô nhận được khi theo học ở ngôi trường của những toa tàu là tình yêu và sự kết nối với thiên nhiên. Sau giờ học, học sinh theo thầy cô lên ngọn đồi cạnh trường để khám phá cây, cỏ hay đến một khuôn viên xanh mát của ngôi chùa cổ kính,… Sau mỗi niên khóa là những chuyến vui chơi ở cùng biển hay suối nước nóng để khám phá thiên nhiên. Ngay cả trong buổi ăn trưa của các em, thầy hiệu trưởng cũng đưa thiên nhiên vào với cách diễn đạt đơn giản, chia thức ăn thành các món của đất và biển. Đây là cách để phụ huynh chuẩn bị bữa ăn vừa đủ chất dinh dưỡng vừa giúp học sinh có thêm kiến thức một cách sinh động.
Như chia sẻ của tác giả: “Thầy hiệu trưởng lúc nào cũng canh cánh trong lòng nỗi lo là làm thế nào để người lớn nuôi dưỡng được những tố chất bẩm sinh ở trẻ em mà không phá hỏng chúng. [...] Chính vì thế, xuyên suốt câu chuyện, độc giả thường gặp nhiều chuyện xảy ra hằng ngày ở trường Tô-mô thể hiện tinh thần này. Ngay cả với chuyện rất lớn như Tốt-tô-chan lật tung nhà vệ sinh để tìm chiếc ví, thầy hiệu trưởng vẫn tin tưởng em sẽ giải quyết ổn thoả, trả lại mọi thứ như cũ thay vì can ngăn hay la mắng, tức giận. Dù không tìm được chiếc ví nhưng đêm đó Tốt-tô-chan cảm thấy rất vui vì thầy đã tin tưởng, coi mình như một người lớn.
Lời khen tặng “con là một cô bé ngoan” của thầy hiệu trưởng đã là động lực để cô bé Tốt-tô-chan trở thành một người thành công và hạnh phúc. “Nếu tôi không đến trường Tô-mô và gặp ông Kô-ba-gia-sơ-ki thì rất có thể tôi sẽ bị coi là “một cô bé hư” đầy mặc cảm và nhút nhát”, bà chia sẻ.
Sức lan tỏa của cuốn sách
Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tính đến năm 2001, tổng số bản sách bán ra ở Nhật đã lên đến 9,3 triệu bản, Tốt-tô-chan bên cửa sổ trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này. Cuốn sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng (Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc,...).
Năm 1988, cuốn sách Tốt-tô-chan bên cửa sổ đến với độc giả Việt Nam với sự đồng ý của chính tác giả, khi ấy đang là Đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đến thăm Việt Nam. Bản dịch đầu tiên của Phí Văn Gừng và Phạm Duy Trọng có tên Tốt-tô-chan cô bé ngồi bên cửa sổ. Không chỉ là một quyển truyện dành cho thiếu nhi, cuốn sách dường như dành cho mọi người, mở ra những cách nhìn mới về giáo dục trẻ em.
(https://www.phunuonline.com.vn/totto-chan-ben-cua-so-khi-tre-con-lon-len-trong-tinh-thuong-a1417059.html)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để thấy được nội dung chính của văn bản "Tốt-tô-chan bên sửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương.
Văn bản "Tốt-tô-chan bên sửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương giới thiệu câu chuyện về cô bé Tốt-tô-chan và của ngôi trường Tô-mô; ý nghĩa nhân văn trong cách giáo dục trẻ em của và ngôi trường này: giáo dục dựa trên .
MẸ VẮNG NHÀ - BỘ PHIM TUYỆT ĐẸP VỀ NHỮNG ĐỨA TRẺ THỜI CHIẾN TRANH
Mẹ vắng nhà là một bộ phim thiếu nhi xuất sắc của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Ông vốn là một nhà quay phim kì cựu của điện ảnh cách mạng Việt Nam và đã đoạt giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai, năm 1973 với bộ phim Chị Tư Hậu. Về sau, Nguyễn Khánh Dư chuyển sang làm đạo diễn và đạt nhiều thành tựu về đề tài thiếu nhi. Một trong những bộ phim được yêu thích nhất của ông là Mẹ vắng nhà (1979), tác phẩm được chuyển thể từ truyện ngắn Người mẹ cầm súng và Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.
Áp phích bộ phim "Mẹ vắng nhà"
(Hãng phim truyện Việt Nam, 1980)
Bộ phim từng đoạt giải thưởng Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam vào năm 1980, cùng với Cánh đồng hoang của đạo diễn Hồng Sến. Không những thế, cả Cánh đồng hoang và Mẹ vắng nhà còn đoạt hai giải thưởng quốc tế quan trọng tại Liên hoan phim Mát-xcơ-va (Moscow, Nga) và Ca-lo-vi Va-ri (Karlovy Vary, Tiệp Khắc). Cả hai đều có bối cảnh vùng sông nước Nam Bộ, nơi những con người bình thường, ngay cả những đứa trẻ nhỏ bé cũng phải sống trong cảnh nguy hiểm dưới bom đạn của quân đội Mỹ,... Tuy nhiên, điều đặc biệt là cả hai bộ phim đặc sắc nói trên không mô tả sự mất mát, đau thương của người dân Việt Nam mà là bản anh hùng ca lãng mạn, là vẻ đẹp tràn ngập biểu tượng và chất thơ về tinh thần chịu đựng, là khí phách, lòng dũng cảm, cũng như tâm hồn và phẩm giá của con người Việt Nam thời chiến tranh.
Mẹ vắng nhà kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất. Bộ phim mở đầu với hình ảnh hạnh phúc của chị Út đang quây quần cạnh đàn con thơ bên một chái nhà tranh đơn sơ nằm sát bến sông. Niềm hạnh phúc bình dị ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Là một chiến sĩ cách mạng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, người mẹ trẻ phải để các con thơ ở lại nhà để làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội. Năm đứa con tự chăm sóc nhau, trong đó Bé – cô chị cả, chưa đến mười tuổi – thay mẹ chăm lo cho những đứa em nhỏ. Chị Bé thay mẹ làm những việc lớn, chèo thuyền đi mò ốc ra chợ bán rồi mua quà bánh về cho các em và dạy dỗ chúng như một người mẹ trẻ; leo lên cây ngắm mẹ đi đánh giặc, rồi kể cho mấy đứa em nheo nhóc đứng dưới gốc cây hóng chuyện.
Thành công của Mẹ vắng nhà là nhờ khả năng chỉ đạo diễn xuất và tạo dựng không khí, bối cảnh của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Năm diễn viên nhí hoá thân thành năm đứa trẻ vùng sông nước miền Tây, chúng biết chèo thuyền, leo cầu khỉ, biết bảo ban nhau chui vào hầm tránh bom khi máy bay Mỹ đi càn, đứa lớn biết lo cho đứa bé, chúng tự biết phân việc, nấu nướng, chăm sóc nhau. Đạo diễn có biệt tài trong việc thể hiện tâm lí của những đứa trẻ: cô chị cả đảm đang, chu toàn thay mẹ chăm lo cho các em; cô chị thứ (Thanh) biết đỡ đần chị để san sẻ công việc; hai đứa áp út là con Anh và thằng Hiển suốt ngày tranh giành nhau nhưng biết nghe lời hai chị. Không khí của một ngôi nhà nhỏ thiếu vắng bóng mẹ nhưng không thiếu vắng tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Dù phải trưởng thành sớm trong hoàn cảnh mẹ vắng nhà nhưng những đứa trẻ vẫn có những lúc bộc lộ tâm lí trẻ con, như chi tiết Bé dỗi hờn khi bị đứa em gái quả quyết Bé không giống mẹ. Điều này, một lần nữa cho thấy biệt tài của đạo diễn trong việc thấu hiểu tâm lí trẻ thơ và giúp bộ phim có những khoảnh khắc xúc động, đồng thời để lại tiếng cười trong trẻo cho khán giả.
Không chỉ thành công trong mô tả sinh hoạt của những đứa trẻ vắng mẹ và bối cảnh làng quê vùng sông nước Nam Bộ, Nguyễn Khánh Dư còn để lại dấu ấn về tài năng đạo diễn qua những cảnh tưởng tượng hay giấc mơ qua góc máy lãng mạn bay bổng và giàu hình tượng của một đạo diễn vốn xuất thân từ quay phim. Ở trên cây, dù không thấy bóng mẹ đâu, Bé phải tưởng tượng để kể cho các em nghe hình ảnh người mẹ đang dũng cảm lao về phía trước, chiến đấu với quân thù. Trong một cảnh tưởng tượng khác của Bé, hình ảnh một chú bò với thân hình bén lửa vì bom đạn chạy trên cánh đồng gây ấn tượng mạnh về thị giác. Còn trong tưởng tượng của Bé về giấc mơ được cắp sách đến trường ở cuối phim, đạo diễn để cho những con chữ nhảy múa và biến thành những chú chim bay lên trong cảnh hoà bình, không còn bóng dáng của chiến tranh.
Ngoài diễn xuất của nữ diễn viên Ngọc Thu trong vai chị Út Tịch, dàn diễn viên nhí nghiệp dư cũng là linh hồn làm nên thành công của bộ phim Mẹ vắng nhà. Diễn viên nhí Vân Dung, con gái của đạo diễn Long Vân (người thành công sau này với bốn tập phim Biệt động Sài Gòn) để lại ấn tượng mạnh nhất với vai cô chị cả đảm đang, tháo vát thay mẹ quán xuyến gia đình nhưng vẫn bộc lộ sự ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ lên mười. Ba diễn viên nhí Hồng Duyên (vai chị thứ Thanh), Thu Hằng (em gái thứ ba – Anh), Hồng Phương (cu Hiển – em trai áp út) với vẻ ngọng nghịu, dỗi hờn cũng để lại những giây phút vừa xúc động vừa đáng yêu khó quên trên màn ảnh một thời.
Sau hơn bốn mươi năm kể từ khi ra mắt, Mẹ vắng nhà vẫn là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sức sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.
(In trong 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018)
Nối các phần của văn bản "Mẹ vắng nhà - bộ phim tuyệt đẹp thời chiến tranh" với nội dung tương ứng.
3. Xác định thành phần biệt lập và nêu chức năng của chúng trong các trường hợp sau:
a. – Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.
(Truyện cổ tích Hàn Quốc, Non-bu và Heng-bu)
Bấm chọn thành phần biệt lập trong trường hợp sau.
a. – Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.
(Truyện cổ tích Hàn Quốc, Non-bu và Heng-bu)
a. – Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.
(Truyện cổ tích Hàn Quốc, Non-bu và Heng-bu)
Thành phần biệt lập trong trường hợp a có chức năng gì?
b. Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt – cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
Bấm chọn thành phần biệt lập trong trường hợp sau.
b. Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt – cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
b. Trong cái buổi chiều nhạt nắng ấy, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện thật đặc biệt – cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi.
(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
Thành phần biệt lập trong trường hợp b có chức năng gì?
c. Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp ở phương xa.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
Bấm chọn thành phần biệt lập trong trường hợp sau.
c. Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp ở phương xa.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
c. Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp ở phương xa.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
Thành phần biệt lập trong trường hợp c có chức năng gì?
4. Viết bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim như thế nào để hấp dẫn người đọc?
Tham khảo:
– Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thật nhuần nhuyễn.
– Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
5. Ghi vào thẻ những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách và chia sẻ với các bạn.
Tham khảo:
– Tương tác với người nghe trong quá trình nói.
– Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
– Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
6. Theo em, vì sao việc đọc một cuốn sách, xem một bộ phim được ví như "chuyến du hành vào vùng đất mới"?
Tham khảo: Sách, phim sẽ cung cấp cho chúng ta vô vàn những kiến thức bổ ích, thú vị, bởi vậy, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim được ví như "chuyến du hành vào vùng đất mới".
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây