Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Ôn tập SVIP
1. Đọc lại các bài thơ Bạn đến chơi nhà, Đề đền Sầm Nghi Đống, Tự trào I và hoàn thành bảng sau (làm vào vở).
Hoàn thành bảng sau bằng cách trả lời các câu hỏi tương tác dưới đây:
Bạn đến chơi nhà | Đề đền Sầm Nghi Đống | Tự trào I | |
Thủ pháp trào phúng | Thủ pháp phóng đại kết hợp lối nói hóm hỉnh. | Thủ pháp nói giễu. | Thủ pháp nói giễu kết hợp lối nói hóm hỉnh. |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | Xem thường, giễu cợt vị thần xâm lược thất bại. | Lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín, thể hiện sự tự nhận thức về giá trị bản thân. | |
Chủ đề | Qua tiếng cười tự trào hóm hỉnh, bài thơ khẳng định tình cảm trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả dành cho bạn. | Thái độ bất kính, coi thường Sầm Nghi Đống, đồng thời thể hiện khát vọng bình đẳng nam - nữ của Hồ Xuân Hương. | |
Thông điệp | Tình bạn cần sự chân thành, tình cảm tự đáy lòng là trên hết. | Sự tự nhận thức về tình cảm của mình: bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời đầy nhiễu nhương, mâu thuẫn đã đẩy những trí thức như ông vào tình cảnh này. |
Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!
(In trong Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Giáo dục, 1984)
Chọn ý nêu đúng tình cảm, cảm xúc của tác giả trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Tự trào I
Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.
Hầu con chè rượu ngày sai vặt,
Lương vợ ngô khoai tháng phát dần.
Có lúc vểnh râu vai phụ lão,
Cũng khi lên mặt dáng văn thân.
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
(In trong Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, 2010)
Chủ đề của bài thơ Tự trào I là gì?
Đề đền Sầm Nghi Đống
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
(In trong Hồ Xuân Hương – Thơ và Đời (in lần thứ 6), NXB Văn học, 2005)
Thông điệp của bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống là gì?
2. Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý điều gì?
Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý điều gì? (Chọn 2 đáp án)
3. Vì sao khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ?
Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ vì nếu không lựa chọn được từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể
4. Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?
a. Ông ấy là một doanh nhân lọc lõi được nhiều người ngưỡng mộ.
Việc dùng từ ngữ in đậm trong câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?
a. Ông ấy là một doanh nhân lọc lõi được nhiều người ngưỡng mộ.
b. Bà ấy tuy tuổi đã cao nhưng gương mặt vẫn rất xinh.
Việc dùng từ ngữ in đậm trong câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?
b. Bà ấy tuy tuổi đã cao nhưng gương mặt vẫn rất xinh.
5. Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
- Về nội dung:
+ Nêu được chủ đề.
+ Nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ như: từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...
- Về hình thức:
+ Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.
+ Nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ như: từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...
- Về bố cục:
+ Mở bài: giới thiệu về tác phẩm thơ (tên tác phẩm, tác giả,...); nêu ý kiến khái quát về chủ đề, một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Kết bài: khẳng định lại chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
6. Để thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì (trước, trong và sau khi thảo luận)?
- Trước khi thảo luận: cần chuẩn bị trước những ý kiến kèm theo các lí lẽ, dẫn chứng.
- Trong khi thảo luận: cần lắng nghe, ghi chép ý kiến của các bạn và tích cực trình bày, đóng góp ý kiến của mình, phản hồi ý kiến của các bạn.
- Sau khi thảo luận: cần suy ngẫm và rút kinh nghiệm về những điều bản thân hoặc các thành viên trong nhóm đã làm tốt trong quá trình thảo luận, những điều có thể làm tốt hơn và những bài học cần rút kinh nghiệm cho lần sau. Ghi nhận những ý này vào vở để có thể xem lại khi cần thiết.
7. Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng gì?
Gợi ý: Ai cũng có điểm chưa hoàn hảo và có thể mắc lỗi; tiếng cười là cách thức phê bình và tự phê bình nhẹ nhàng, tế nhị, sâu sắc, ít gây tổn thương về mặt tình cảm hơn những cách thức khác.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây