Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Nguyên lí Dirichlet (Nâng cao) SVIP
Cho X là một tập hợp gồm 700 số nguyên dương đôi một khác nhau, mỗi số không vượt quá 2 006. Chứng minh rằng trong tập hợp X luôn tìm được hai phần tử x, y sao cho x−y thuộc tập hợp E={3;6;9}.
Hướng dẫn giải:
Theo nguyên lí Dirichlet thì trong 700 số có ít nhất [3700]+1=234 số có cùng số dư khi chia cho 3.
Gọi 234 số đó là 1≤a1<a2<...<a234≤2 006.
Giả sử không tồn tại hai số ai;aj nào thỏa mãn ai−aj∈E với i,j=1,234
Do đó ai−aj≥12 (vì (ai−aj) ⋮ 3 và ai=aj).
Trong 234 số trên, hai số kề nhau hơn kém nhau ít nhất 12 đơn vị nên a234 − a1≥233.12=2 796>2 006 (vô lí).
Như vậy trong tập hợp X luôn tìm được hai phần tử x, y sao cho x−y thuộc tập hợp E={3;6;9}.
Cho tập hợp X={1;2;3;...;2024}. Chứng minh rằng trong 90 số khác nhau bất kì được lấy ra từ tập X luôn tồn tại hai số x, y sao cho ∣x−y∣<21.
Hướng dẫn giải:
Chia 2012 số 1; 2; 3; ... ; 2024 thành 44 đoạn gồm [1;3]; [4;8]; ...; [1936;2012].
Các đoạn trên có dạng tổng quát là [k2;(k+1)2−1] với k≥1.
Như vậy 90 số thuộc tập hợp X nằm trong 44 đoạn trên. Theo nguyên lí Dirichlet thì tồn tại ba số trong 90 số trên nằm trong cùng một đoạn.
Không mất tính tổng quát, ta giả sử hai số đó là x, y, z và chúng nằm trong đoạn [k2;(k+1)2−1].
Chia đoạn [k2;(k+1)2−1] thành hai đoạn [k2;(k2+k] và [k2+k;(k+1)2−1]. Khi đó theo nguyên lí Dirichlet tồn tại hai số nằm trên cùng một đoạn. Giả sử hai số đó là x, y. Khi đó:
Nếu x và y nằm trên đoạn [k2;(k2+k] thì ta được
∣x−y∣≤k2+k−k2<k2+k+41−k2=k+21−k=21.
Nếu x và y nằm trên đoạn [k2+k;(k+1)2−1] thì ta được:
∣x−y∣≤(k+1)2−1−k2+k=(k+1)2−1+k2+k(k+1)2−1−k2−k <2kk =21.
Vậy trong 90 số khác nhau bất kì được lấy ra từ tập X luôn tồn tại hai số x, y sao cho ∣x−y∣<21.
Cho A là tập hợp gồm 6 phần tử bất kỳ của tập hợp {0;1;2;...;14}. Chứng minh rằng tồn tại hai tập hợp con B1 và B2 của tập hợp A (với B1, B2 khác nhau và khác rỗng) sao cho tổng tất cả các phần tử của tập hợp B1 bằng tổng tất cả các phần tử của tập hợp B2.
Hướng dẫn giải:
Do A là tập hợp có 6 phần tử nên số tập hợp con khác rỗng và khác A của tập hợp A là: 26−2=62 (tập hợp con).
Xét tập hợp X là tập con bất kì trong 62 tập hợp con trên và T(X) là tổng các phần tử của X.
Tập hợp X có nhiều nhất 5 phần tử thuộc tập hợp {0;1;2;...;14} nên ta có:
0≤T(X)≤10+11+12+13+14=60.
Như vậy với 62 tập hợp con của A như trên thì tồn tại 62 tổng không vượt quá 60.
Theo nguyên lí Dirichlet thì tồn tại hai tổng có giá trị bằng nhau. Điều đó chứng tỏ tồn tại hai tập hợp con B1, B2 của tập hợp A có tổng các phần tử của chúng bằng nhau.
Cho tập A={1;2;3;...;16}. Tìm số nguyên dương k nhỏ nhất sao cho trong mỗi tập con gồm k phần tử của A đều tồn tại hai số phân biệt a, b mà a2+b2 là một số nguyên tố.
Hướng dẫn giải:
Nếu a, b chẵn thì a2+b2 là hợp số. Do đó nếu tập con X của A có hai phần tử phân biệt a, b mà a2+b2 là một số nguyên tố thì X không thể chỉ chứa các số chẵn.
Suy ra k=9.
Ta chứng tỏ k=9 là giá trị nhỏ nhất cần tìm. Điều đó có nghĩa là với mọi tập con X gồm 9 phần tử bất kì của A luôn tồn tại hai phần tử phân biệt a, b mà a2+b2 là một số nguyên tố.
Để chứng minh khẳng định trên ta chia tập A thành các cặp hai phần tử phân biệt a, b mà a2+b2 là một số nguyên tố, ta có tất cả 8 cặp {1;4}, {2;3}, {5;8}, {6;11}, {7;10}, {9;16}, {12;13}, {14;15}. Theo nguyên lí Dirichlet thì 9 phần tử của X có hai phần tử cùng thuộc một cặp và ta có điều phải chứng minh.
Trong một hình vuông diện tích là 16, người ta đặt ba đa giác có tổng diện tích là 20. Chứng minh rằng có hai đa giác có diện tích phần chung lớn hơn 1.
Hướng dẫn giải:
Trong lời giải này ta quy ước diện tích của đa giác X bất kì là ∣X∣.
Gọi ba đa giác đó là A, B và C.
Khi đó ∣A∣+∣B∣+∣C∣=20.
Ta có: ∣A∪B∪ C∣=∣A∣+∣B∣+∣C∣−(∣A∩B∣+∣B∩C∣+∣C∩A∣)+∣A∩B∩C∣. (∗)
Do A, B và C nằm trong hình vuông diện tích 16 nên ∣A∪B∪ C∣≤ 16 và hiển nhiên ∣A∩B∩ C∣≥0, từ đó kết hợp với (∗) ta suy ra 16≥∣A∣+∣B∣+∣C∣−(∣A∩B∣+∣B∩ C∣+∣C∩ A∣) hay ∣A∩B∣+∣B∩C∣+∣C∩ A∣≥ ∣A∣+∣B∣+∣C∣− 16=4.
Do đó một trong ba số ∣A∩B∣, ∣B∩ C∣ và ∣C∩ A∣ sẽ có ít nhất một số không nhỏ hơn 34 hay số đó sẽ lớn hơn 1, giả sử ∣A∩B∣>1.
Vậy A và B là hai đa giác thỏa mãn bài toán. Ta có điều phải chứng minh.