Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phương trình đường tròn SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. Phương trình đường tròn có tâm và bán kính cho trước
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn (C) tâm I(a;b), bán kính R.
Ta có
M(x;y)∈(C) | ⇔IM=R |
⇔(x−a)2+(y−b)2=R | |
⇔(x−a)2+(y−b)2=R2. (1) |
Phương trình (1) được gọi là phương trình đường tròn tâm I(a;b) bán kính R.
Hình bên dưới là đường tròn có phương trình (x−2)2+(y+3)2=52.
Kéo thanh trượt rồi quan sát.
2. Nhận xét
Phương trình đường tròn (x−a)2+(y−b)2=R2 có thể được viết dưới dạng x2+y2−2ax−2by+c=0, trong đó c=a2+b2−R2.
Ngược lại, phương trình x2+y2−2ax−2by+c=0 là phương trình của đường tròn (C) khi và chỉ khi a2+b2−c>0.
Khi đó đường tròn (C) có tâm là I(a;b) và bán kính R=a2+b2−c.
Chú ý: hệ số của x2 và y2 ở phương trình trên phải là 1.
Xem video này để biết cách nhận biết một phương trình có là phương trình đường tròn hay không.
3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Cho điểm M0(x0;y0) nằm trên đường tròn (C) tâm I(a;b). Gọi Δ là tiếp tuyến của (C) tại M0.
Ta có M0 thuộc Δ và vectơ IM0=(x0−a;y0−b) là vectơ pháp tuyến của Δ.
Do đó Δ có phương trình là (x0−a)(x−x0)+(y0−b)(y−y0)=0. (2)
Phương trình (2) được gọi là phương trình tiếp tuyến của đường tròn (x−a)2+(y−b)2=R2 tại điểm M0(x0;y0).
Ví dụ
Viết phương trình tiếp tuyến tại điểm M(3;4) thuộc đường tròn (C):(x−1)2+(y−2)2=8.
Giải:
(C) có tâm I(1;2), vậy phương trình tiếp tuyến với (C) tại M(3;4) là:
(3−1)(x−3)+(4−2)(y−4)=0
⇔2x+2y−14=0
⇔x+y−7=0.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây