Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Dấu của tam thức bậc hai SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. Định lý về dấu của tam thức bậc hai
a. Tam thức bậc hai
Tam thức bậc hai đối với x là biểu thức có dạng f(x)=ax2+bx+c, trong đó a,b,c là những hệ số, a=0.
Ví dụ: −5x2+6x−1 là một tam thức bậc hai; 3x−4 không phải là một tam thức bậc hai.
b. Dấu của tam thức bậc hai
Định lý về dấu tam thức bậc hai:
Cho f(x)=ax2+bx+c, a=0, Δ=b2−4ac.
+) Nếu Δ<0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a, với mọi x∈R.
+) Nếu Δ=0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a, trừ khi x=2a−b
+) Nếu Δ>0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a khi x<x1 hoặc x>x2, trái dấu với hệ số a khi x1<x<x2, trong đó x1,x2(x1<x2) là hai nghiệm của f(x).
Chú ý: Trong định lý trên, có thể thay biệt thức Δ=b2−4ac bằng biệt thức thu gọn Δ′=(b′)2−4ac.
Minh họa hình học: Định lý về dấu của tam thức bậc hai có hình minh họa hình học sau:
Δ<0 | Δ=0 | Δ>0 | |
a>0 | ![]() |
![]() |
![]() |
a<0 | ![]() |
![]() |
![]() |
c. Áp dụng
Ví dụ: Xét dấu tam thức f(x)=−x2+3x−5.
Lời giải: f(x) có Δ=−11<0, hệ số a=−1<0 nên f(x)<0 với mọi x.
Ví dụ: Lập bảng xét dấu tam thức f(x)=2x2−5x+2.
Lời giải: f(x)=2x2−5x+2 có hai nghiệm phân biệt x1=21,x2=2, hệ số a=2>0.
Ta có bảng xét dấu fx) như sau:
x | −∞ | 21 | 2 | +∞ | |||
f(x) | + | 0 | − | 0 | + |
Ví dụ: Xét dấu biểu thức:
f(x)=x2−42x2−x−1
Lời giải:
Xem video này để hiểu rõ hơn cách xét dấu biểu thức trên.
Xét dấu các tam thức 2x2−x−1 và x2−4 rồi lập bảng xét dấu f(x) ta được:
x | −∞ | −2 | −21 | 1 | 2 | +∞ | |||||
2x2−x−1 | + | | + | 0 | − | 0 | + | | + | ||
x2−4 | + | 0 | − | | − | | − | 0 | + | ||
f(x) | + | || | − | 0 | + | 0 | − | || | + |
2. Bất phương trình bậc hai một ẩn
a. Bất phương trình bậc hai
Bất phương trình bậc hai ẩn x là bất phương trình dạng ax2+bx+c<0 (hoặc ax2+bx+c≤0; ax2+bx+c>0, ax2+bx+c≥0), trong đó a,b,c là những số thực đã cho, a=0.
Ví dụ:
81x2−16x−17<0, −5x2+6x−1>0; −4x2+16x+18≤0 và −9x2+14x+5≥0 là những bất phương trình bậc hai ẩn x.
b. Giải bất phương trình bậc hai
Xem video này để hiểu rõ hơn cách giải bất phương trình bậc hai.
Giải bất phương trình bậc hai ax2+bx+c<0 thực chất là tìm các khoảng mà trong đó f(x)=ax2+bx+c cùng dấu với hệ số a (trường hợp a<0) hay trái dấu với hệ số a (trường hợp a>0)
Ví dụ: Tìm các giá trị của tham số m để phương trình sau có hai nghiệm trái dấu:
2x2−(m2−m+1)x+2m2−3m−5=0.
Lời giải:
Phương trình bậc hai sẽ có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi các hệ số a và c trái dấu, tức là m phải thỏa mãn điều kiện
2(2m2−3m−5)<0 ⇔ 2m2−3m−5<0.
Vì tam thức f(m)=2m2−3m−5 có hai nghiệm là m1=−1; m2=25 và hệ số của m2 dương nên
2m2−3m−5<0 ⇔ −1<m<25.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây