Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
Dấu ngoặc kép
I. Nhận xét
1. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”.
Bấm chọn các dấu ngoặc kép trong bài "Những trang sách tuổi thơ".
Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi. Bà kể tôi nghe chuyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”,... Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”.
Bà và chú kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được viết trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu kia. Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn sách ba tôi mua về. Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến “Không gia đình”, “Những người khốn khổ”,...
Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé, mài sắc một cách tự nhiên các ý niệm đạo đức qua sự yêu ghét với người hiền kẻ ác và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.
2. Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng làm gì?
Những trang sách tuổi thơ
Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà tôi và chú tôi. Bà kể tôi nghe chuyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”,... Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”.
Bà và chú kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được viết trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu kia. Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn sách ba tôi mua về. Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến “Không gia đình”, “Những người khốn khổ”,...
Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé, mài sắc một cách tự nhiên các ý niệm đạo đức qua sự yêu ghét với người hiền kẻ ác và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng.
Các dấu ngoặc kép trong bài đọc "Những trang sách tuổi thơ" được dùng để làm gì?
II. Bài học
III. Luyện tập
Bài 1: Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.
Bấm chọn tên các tác phẩm cần phải dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu trong đoạn trích sau:
Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa chảy, Chú bò tìm bạn,...
Theo TRẦN HỮU TÁ
Bài 2: Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:
- "Cá chép trông trăng" (còn có tên "Lí ngư vọng nguyệt") là một trong những bức tranh tiêu biểu của tranh dân gian Hàng Trống.
Chọn cách chép lại câu dưới đây nhưng dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh.
Công múa là bức tranh cặp đối với Cá chép trông trăng. Con công trong văn hoá Việt là biểu tượng của ánh sáng, hoà bình và sự thịnh vượng.
Bài 3: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.
Tham khảo:
Em đã từng đọc truyện ngụ ngôn “Chó sói và cậu bé chăn cừu”. Truyện kể về một cậu bé đã nói dối dân làng rằng có sói đến ăn thịt bầy cừu của cậu, để rồi đến khi bầy sói đến thật thì không ai tới cứu cậu cả. Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại rất hấp dẫn và để lại bài học quý giá rằng trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu là một người luôn trung thực, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng và giúp đỡ.
b) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.
Tham khảo:
Bộ phim hoạt hình “Đi tìm Nemo” thật hấp dẫn. Hôm qua, anh trai đã đưa em đi xem ở rạp chiếu phim. Nội dung bộ phim xoay quanh cuộc phiêu lưu của Marlin trong đại dương bao la, nhằm tìm kiếm cậu con trai Nemo đi lạc. Vượt qua bao hiểm nguy, thử thách, cuối cùng Marlin cũng tìm thấy Nemo và có thêm những người bạn mới đáng trân quý. Bộ phim giúp em nhận ra nhiều bài học giá trị. Nếu có cơ hội, em sẽ xem lại bộ phim một lần nữa.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây