Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất SVIP
1. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ
Giả sử trong n lần thực nghiệm hoặc n lần theo dõi (quan sát) một hiện tượng ta thấy có k lần biến cố E xảy ra. Khi đó:
xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng nk.
Tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.
Ông Đô theo dõi và thống kê số cuộc gọi điện thoại đến cho ông trong một ngày. Sau 59 ngày theo dõi, số ngày có ít nhất 5 cuộc gọi là 15 ngày. Xác suất thực nghiệm của biến cố A: "Trong một ngày ông Đô nhận được ít nhất 5 cuộc gọi điện thoại" là
2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM VỚI XÁC SUẤT
Xác suất của biến cố là khả năng xảy ra của một biến cố được đo lường bằng một số nhận giá trị từ 0 đến 1. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, giả thiết trên không thoả mãn. Người ta thấy rằng có thể ước lượng xác suất của một biến cố nhờ xác suất thực nghiệm.
Xác suất của biến cố E được ước lượng bằng xác suất thực nghiệm của E:
P(E)≈nk
trong đó, n là số lần thực nghiệm (hoặc theo dõi một hiện tượng); k là số lần biến cố E xảy ra.
Kiểm tra ngẫu nhiên 500 chiếc tivi do nhà máy X sản xuất thì có 4 chiếc không đạt chất lượng. Hãy ước lượng xác suất của biến cố E: “Một ti vi của nhà máy X sản xuất không đạt chất lượng”.
Hoàn thành lời giải sau:
Trong 500 lần quan sát ta thấy biến cố E xảy ra 4 lần.
Vậy xác suất của biến cố E được ước lượng là
3.ỨNG DỤNG
Xác suất thực nghiệm có thể sử dụng để đưa ra dự báo số lần xảy ra một sự kiện, hiện tượng trong tương lai.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây