Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Kiến thức ngữ văn SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. Hài kịch
Hài kịch là một thể loại kịch mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của kịch nói chung như: cốt truyện, ngôn ngữ đối thoại, xung đột, hành động,... Tuy nhiên, hài kịch có những nét riêng nổi bật sau đây:
- Hài kịch khai thác yếu tố tiếng cười để phê phán, châm biếm, đả kích các thói hư tật xấu, sự lố bịch, nhố nhăng, lỗi thời trong đời sống xã hội và con người.
- Tình huống trong hài kịch:
+ Khái niệm:
Câu hỏi:
@205030959944@
- Xung đột trong hài kịch:
+ Xung đột thường thấy:
Câu hỏi:
@205030958175@
+ Đôi khi, xung đột kịch còn được thể hiện qua mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.
- Nhân vật trong hài kịch thường được xây dựng với sự lệch pha, không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài: giữa suy nghĩ và hành động, giữa lời nói và việc làm, giữa phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội. Nhiều nhân vật còn có những thói quen, tính cách hoặc cách cư xử trái với lẽ thường. Chính những điểm lệch chuẩn ấy khiến họ trở nên lố bịch, hài hước và gây cười.
- Hành động trong hài kịch:
+ Khái niệm: Là toàn bộ hoạt động của nhân vật trên sân khấu – bao gồm lời thoại, cử chỉ, dáng điệu, hành vi – được xây dựng nhằm làm nổi bật các thói tật, đặc điểm tính cách gây cười của nhân vật.
+ Ví dụ: Trong lớp VII, hồi II vở Lão hà tiện của Mô-li-e, nhân vật Ác-pa-gông (Harpagon) phát hiện tráp tiền bị mất. Ông ta lập tức rơi vào trạng thái hoảng loạn cực độ và buông ra một loạt lời thoại lố bịch, đầy ám ảnh về tiền: “Mất rồi! Mất rồi! Ăn cướp! Giết người! Mất rồi! [...] Ai lấy của tôi? Nó đâu? Nó trốn đâu? Ai vào đây? Anh, anh ăn trộm của tôi! Không, là mày! Trời ơi, nếu không tìm được tráp tiền thì tôi phải tự thắt cổ thôi!". Hành động cuống cuồng, hoảng loạn và lời thoại cực đoan, phi lí của Ác-pa-gông cho thấy ông ta yêu tiền hơn cả mạng sống. Tình huống ấy gây cười vì sự quá đà, kệch cỡm trong phản ứng của nhân vật.
- Ngôn ngữ trong hài kịch:
Câu hỏi:
@205030992538@
- Trong hài kịch, thủ pháp trào phúng (còn được gọi là biện pháp gây cười) thường được sử dụng bao gồm: Tạo tình huống hài hước, trớ trêu, giàu kịch tính; phóng đại (cường điệu, nói quá), cách diễn đạt phi lô gích, không hợp tình thế; điệu bộ gây cười, giễu nhại; vật hoá; tương phản; bỏ lửng lời thoại; “ông nói gà, bà nói vịt”,...
2. Phong cách cổ điển
- Khái niệm:
Câu hỏi:
@205031004675@
- Ví dụ: Hai nhân vật Si-men và Rô-đri-gơ trong vở Lơ Xít của Coóc-nây tiêu biểu cho những con người giàu phẩm hạnh, luôn đề cao danh dự và lợi ích chung hơn cả tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Ngược lại, Ác-pa-gông trong Lão hà tiện của Mô-li-e với bản tính tham lam, coi tiền hơn tình nghĩa, hay các nhân vật mang đầy thói hư tật xấu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten lại trở thành đối tượng của tiếng cười trào phúng, châm biếm.
- Trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển, nhân vật thường được khắc họa đậm nét nhằm làm nổi bật một đặc điểm tính cách tiêu biểu. Chẳng hạn, nhân vật Ác-pa-gông là hình ảnh được phóng đại đến mức "có tính chất hùng biện của tính hà tiện" (Bi-ê-lin-xki). Tính cách nhân vật thường mang tính ổn định, ít thay đổi; hoàn cảnh chỉ đóng vai trò làm sắc nét thêm những đặc điểm vốn có ấy.
- Phong cách cổ điển đề cao tính khuôn mẫu và chuẩn mực trong cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Các tác phẩm thường hướng đến đề tài cao quý, lý tưởng đạo đức, lẽ sống đúng đắn; bố cục chặt chẽ, hài hòa; sử dụng ngôn ngữ tao nhã, ước lệ, giàu tính biểu trưng; và tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thể loại.
- Phong cách cổ điển cũng nhấn mạnh vai trò giáo dục, chức năng xã hội của văn học. Ở Việt Nam và nhiều nước phương Đông, phong cách này thể hiện rõ trong các sáng tác thời trung đại.
3. Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa
a. Lỗi lô gích
- Khái niệm:
Câu hỏi:
@205031024468@
- Ví dụ: Trong toán học nói chung và trong văn học nói riêng, chúng ta cần phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
-> Câu trên chứa cách tư duy thiếu nhất quán. Cách dùng “nói chung” và “nói riêng” yêu cầu một mối quan hệ phân tầng hoặc bao hàm giữa hai phạm trù: Cái “nói chung” phải là phạm vi rộng hơn và bao trùm cái “nói riêng”. Nhưng ở đây, toán học và văn học là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt, không có mối quan hệ phân loại kiểu tổng thể - bộ phận. Vì vậy, không thể nói “toán học nói chung và văn học nói riêng”.
- Để sửa lỗi lô-gích, người viết cần xác định đúng nguyên nhân gây ra sự thiếu hợp lý trong tư duy hoặc cấu trúc câu, từ đó thay thế bằng các từ ngữ phù hợp, bảo đảm tính thống nhất trong diễn đạt và phù hợp với thực tế khách quan. Do đó, ví dụ trên có thể sửa lại như sau:
+ (1) Tách hai lĩnh vực song song, không dùng “nói chung/ nói riêng”: Trong cả toán học và văn học, việc phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đều rất quan trọng.
+ (2) Dùng danh từ bao quát hơn thay thế cho một trong hai lĩnh vực trong câu: Trong các lĩnh vực học thuật nói chung và trong văn học nói riêng, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo là những năng lực cần được chú trọng.
b. Câu mơ hồ
- Câu mơ hồ là câu bị sai do cách dùng từ hoặc cấu trúc khiến người nghe (người đọc) có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, không đúng với ý định thực sự của người viết (người nói).
- Ví dụ: Cô giáo bảo mẹ em đứng ngoài lớp nhìn vào. Câu này có 2 cách hiểu:
+ Cô giáo bảo mẹ em đứng ngoài lớp để mẹ em nhìn vào lớp.
+ Cô giáo đứng trong lớp nhìn ra ngoài và thấy mẹ em đang đứng ngoài lớp.
=> Như vậy, do thiếu sự rõ ràng trong cấu trúc câu và quan hệ ngữ pháp mà thông tin được đề cập trong câu trở nên mơ hồ.
- Để sửa câu mơ hồ, người viết cần thêm những từ ngữ phù hợp để làm nổi bật thông báo duy nhất của câu, tránh hiểu lầm. Ví dụ: Câu trên có hai cách sửa:
+ Cô giáo bảo mẹ em đứng ngoài lớp để nhìn vào lớp học.
+ Cô giáo nhìn ra ngoài lớp và thấy mẹ em đang đứng ở đó.
- Trong cuộc sống, cần tránh viết (nói) những câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Đặc biệt là trong trường hợp:
Câu hỏi:
@205031005842@
- Tuy nhiên, cũng cần phân biệt câu mắc lỗi mơ hồ với câu được cố ý viết với nhiều cách hiểu khác nhau nhằm mục đích tu từ. Ví dụ:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Dòng thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau: lá trúc che khuất một phần gương mặt người phụ nữ có khuôn mặt chữ điền, nhân vật trữ tình quan sát được cô gái qua ô gạch chữ điền trong vườn hay cảnh một người con gái nhìn trộm chàng trai qua kẽ lá trúc,... Có thể thấy, sự mơ hồ ở đây có tác dụng tạo ra các hướng liên tưởng đa dạng và phong phú, góp phần biểu đạt sâu sắc hình tượng của tác phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây