Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Kiến thức ngữ văn SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội với việc đọc hiểu tác phẩm văn học
a. Vai trò của bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội với việc đọc hiểu tác phẩm văn học
- Việc đọc và cảm nhận một tác phẩm văn học luôn đòi hỏi sự vận dụng kiến thức liên quan đến bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội.
=> Không ít vấn đề trong tác phẩm văn học chỉ được lý giải thấu đáo khi người đọc vận dụng kiến thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội vào quá trình khám phá và phân tích tác phẩm.
b. Thời đại Nguyễn Trãi là thời đại đau thương và quật khởi
- Đau thương vì:
Câu hỏi:
@205058738674@
- Quật khởi vì đây là giai đoạn truyền thống yêu nước và tinh thần anh hùng trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ, rực rỡ và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - một cuộc khởi nghĩa gian nan nhất nhưng cũng thắng lợi vẻ vang, huy hoàng nhất trong lịch sử dân tộc giai đoạn trước năm 1945.
- Nguyễn Trãi có những đóng góp quan trọng vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự nghiệp đất nước sau khi giành được quyền độc lập, tự chủ.
=> Ông luôn sống hết mình với thời đại.
2. Nghị luận xã hội trung đại
Câu hỏi:
@205058900770@
- Mục đích của các thể loại nghị luận xã hội trung đại:
+ Chiếu, cáo là thể loại văn bản thường được dùng để công bố rộng rãi trước quần chúng nhân dân về các sự kiện hay công việc mang tầm vóc quốc gia.
+ Thư là hình thức văn bản nhằm trao đổi, bày tỏ quan điểm hoặc thuyết phục người khác trong quá trình xử lý công việc.
- Đặc điểm nổi bật của các bài nghị luận xã hội trung đại:
+ Là thể văn mang tính chất tổng hợp, thể hiện tinh thần “văn, sử, triết bất phân”, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ sắc bén và cảm xúc sâu lắng, giữa tư tưởng và tình cảm của người viết. Vì vậy, văn bản vừa có sức thuyết phục của lập luận, vừa phong phú về giá trị biểu cảm và nghệ thuật.
+ Thường được trình bày dưới hình thức văn biền ngẫu, sử dụng ngôn ngữ trang trọng, uyên bác, mang đậm tính ước lệ và hình tượng tượng trưng.
+ Người sáng tác giữ vai trò đặc biệt, có thể là vua, chúa, thủ lĩnh hoặc là người được các vị ấy giao phó nhiệm vụ soạn thảo văn bản
+ Những người được ủy trọng trách soạn thảo văn bản thường là các nhà văn hóa kiệt xuất hoặc những nhân vật có vị thế và uy tín lớn trong triều đình cũng như ngoài xã hội. Các tác phẩm nghị luận do họ viết không chỉ phản ánh tư tưởng, tình cảm của vua chúa, thủ lĩnh — đại diện cho tinh thần thời đại, ý chí và khát vọng của dân tộc mà còn hàm chứa trí tuệ, cảm xúc cùng tài năng văn chương của chính người viết.
Câu hỏi:
@205059030626@
3. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn
Câu hỏi:
@205059136330@
- Dựa trên nền tảng kế thừa thơ Đường luật, các tác giả Việt Nam đã sáng tạo ra thể thơ độc đáo là Nôm Đường luật kết hợp giữa câu bảy chữ (thất ngôn) và xen kẽ câu sáu chữ (lục ngôn).
- Theo một số đánh giá, trình độ nghệ thuật cao nhất của thể thơ này được thể hiện trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Điều này khẳng định vai trò tiên phong của ông trong việc xây dựng thành công một thể thơ mang đậm bản sắc dân tộc. Đồng thời, tập thơ Nôm ấy cũng được xem là một thành tựu lớn trong nền thơ ca tiếng Việt.
- Sự đan xen các câu lục ngôn trong hệ thống thất ngôn đã phần nào phá vỡ cấu trúc nghiêm ngặt của thơ Đường luật, tạo nên những điểm nhấn giàu cảm xúc, suy tư, hình ảnh, ngôn ngữ và nhịp điệu. Từ đó góp phần đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc.
4. Biện pháp liệt kê
- Liệt kê là một biện pháp tu từ mà người nói hoặc người viết đưa ra hàng loạt sự vật, hiện tượng, hành động, đặc điểm, trạng thái,... trong cùng một câu hoặc đoạn văn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc diễn đạt, kể chuyện hay thể hiện tình cảm, cảm xúc, đồng thời tạo ấn tượng với người đọc.
- Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây