Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hình chóp tam giác đều SVIP
1. HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU
a. Định nghĩa
Hình chóp tam giác đều có đáy là một tam giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau chung một đỉnh. Đỉnh chung này được gọi là đỉnh của hình chóp tam giác đều.
Ví dụ: S.ABC là hình chóp tam giác đều.
Xét hình chóp tam giác đều S.ABC trong hình vẽ, gọi tên:
+ Đỉnh:
+ Cạnh bên:
+ Mặt bên:
+ Mặt đáy:
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
b. Nhận xét
Hình chóp tam giác đều có:
+ Đáy là tam giác đều;
+ Mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh;
+ Chân đường cao kẻ từ đỉnh tới mặt đáy là điểm cách đều các đỉnh của tam giác đáy.
2. TẠO LẬP HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU
Sử dụng bìa cứng, cắt và gấp hình chóp tam giác đều với kích thước như hình dưới theo hướng dẫn sau:
+ Bước 1. Vẽ hình khai triển của hình chóp tam giác đều theo kích thước đã cho như hình 1
+ Bước 2. Cắt theo viền
+ Bước 3. Gấp theo các đường màu cam để được hình chóp tam giác đều
3. DIỆN TÍCH XUNG QUANH, THỂ TÍCH
a. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn.
Sxq =p. d
Trong đó, p: nửa chu vi đáy, d: trung đoạn.
Một hình chóp tam giác S.ABC có đáy ABC là tam giác đều có chu vi 20 cm. Mặt bên là tam giác cân với đường cao hạ từ đỉnh S có độ dài 10 cm. Diện tích xung quanh của S.ABC bằng
b. Thể tích hình chóp tam giác đều bằng 31 tích của diện tích mặt đáy với chiều cao của nó.
Vchoˊp =31S.h
Trong đó, S: diện tích đáy, h: chiều cao của hình chóp.
Thể tích của hình chóp tam giác đều, biết diện tích đáy bằng 9 cm2 và chiều cao bằng 10 cm bằng
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây