Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hình cầu SVIP
1. Nhận biết hình cầu
⚡Một số đồ vật có dạng hình cầu:
⚡Khi quay nửa đường tròn quanh đường kính AB cố định của nó, ta được một mặt cầu.
Khi quay nửa hình tròn quanh đường kính AB cố định của nó, ta được một hình cầu.
Tâm và bán kính của nửa đường tròn (hình tròn) cũng là tâm và bán kính của mặt cầu (hình cầu).
Câu hỏi:
@204473056537@
2. Phần chung của mặt phẳng và hình cầu
⚡Nếu cắt một hình cầu bởi một mặt phẳng thì phần chung của mặt phẳng và hình cầu (còn gọi là mặt cắt) là một hình tròn.
⚡Nếu cắt một mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng thì phần chung của mặt phẳng và mặt cầu là một đường tròn.
+ Khi mặt phẳng đi qua tâm thì đường tròn đó có bán kính R và được gọi là đường tròn lớn.
+ Khi mặt phẳng không đi qua tâm thì đường tròn đó có bán kính nhỏ hơn R.
3. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
Công thức tính diện tích mặt cầu có bán kính R:
Sxq=4πR2
Công thức tính thể tích hình cầu có bán kính R:
V=34πR3
Ví dụ 1. Tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu có bán kính bằng 10 cm.
Lời giải:
Diện tích mặt cầu là: S=4πR2=4π.102=400π (cm2).
Thể tích hình cầu là: V=34π.R3=34π.103=34000π (cm3).
Ví dụ 2. Một trái dưa hấu có dạng hình cầu. Bổ đôi trái dưa này ra thì ta được mặt cắt có diện tích là 314 cm2. Tính thể tích của trái dưa đó. (Lấy π=3,14, kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
Lời giải:
Khi bổ trái dưa thì mặt cắt là một đường tròn lớn của hình cầu.
Ta có: S=πR2
R=πS=3,14314=10 cm.
Vậy bán kính trái dưa là 10 cm.
Khi đó thể tích của trái dưa là: V=34πR3=34π.103≈4187 cm3
Câu hỏi:
@204473089785@@204473090783@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây