Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hàm số mũ - Hàm số lôgarit SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1, Hàm số mũ y=ax
⚡️Tập xác định: D=R.
⚡️Tập giá trị: T=(0;+∞).
⚡️Sự biến thiên:
Nếu a>1 thì hàm số y=ax đồng biến thì af(x)>ag(x)⇔f(x)>g(x).
Nếu 0<a<1 thì hàm số y=ax nghịch biến thì af(x)>ag(x)⇔f(x)<g(x).
⚡️Đồ thị hàm số
|
|
Nhận xét:
Đồ thị đi qua điểm (0;1).
Đồ thị luôn nằm ở phía trên trục hoành.
2, Hàm số lôgarit y=logax
⚡️Tập xác định: D=(0;+∞).
⚡️Tập giá trị: T=R.
⚡️Sự biến thiên:
Nếu a>1 thì hàm số y=logax đồng biến trên D thì logaf(x)>logag(x)⇔f(x)>g(x).
Nếu 0<a<1 thì hàm số y=logax nghịch biến trên D thì logaf(x)>logag(x)⇔f(x)>g(x).
⚡️Đồ thị hàm số:
|
|
Nhận xét:
Đồ thị đi qua điểm (1;0).
Đồ thị liên tục trên (0;+∞).
Đồ thị luôn nằm ở bên phải trục tung.
Chú ý: Đồ thị hàm số y=ax đối xứng y=loga x qua y=x (đường phân giác góc phần tư thứ nhất).
Dạng 1. Tập xác định của hàm số
Phương pháp
Xét a≥1:
⚡️Hàm số y=af(x) xác định ⇔f(x) xác định.
⚡️Hàm số y=logaf(x) xác định ⇔f(x)>0.
Chú ý:
⚡️Dấu của tam thức bậc hai f(x)=ax2+bx+c(a=0):
Nếu Δ<0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x∈R.
Nếu Δ=0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x= 2a−b và f(2a−b)=0.
Nếu Δ>0 thì f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 và x2 (x1<x2). Khi đó f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x∈(−∞;x1)∪(x2;+∞); f(x) trái dấu với hệ số a với mọi x∈(x1;x2).
Ví dụ 1. Tìm tập xác định của hàm số y=log2(2x−3).
Lời giải
Điều kiện: 2x−3>0⇔x>23.
Vậy tập xác định là D=(23;+∞).
Ví dụ 2. Tìm tập xác định của hàm số y= log2(x2−9).
Lời giải
Điều kiện: x2−9 >0⇔ [x>3x<−3
Vậy tập xác định là D=(−∞;−3)∪(3;+∞).
Ví dụ 3. Tìm tập xác định của hàm số y=7x−3.
Lời giải
Điều kiện: x−3≥0⇔x≥3.
Vậy tập xác định là D=[3; +∞).
Dạng 2. Sự biến thiên của hàm số
Phương pháp
Xét 0<a=1 Hàm số mũ y=ax
Hàm số y=logax
Sự biến thiên ⚡️ a>1→ hàm số đồng biến.
⚡️ 0<a<1→ hàm số nghịch biến.
⚡️ a>1→ hàm số đồng biến.
⚡️ 0<a<1→ hàm số nghịch biến.
Ví dụ 4. Xét sự biến thiên của các hàm số sau:
a) y=log4−3x.
b) y=log1−20192018x.
Lời giải
a) TXĐ: D=(0;+∞)
4−3>1→ hàm số y=log4−3x đồng biến trên (0;+∞).
b) TXĐ: D=(0;+∞)
0<1−20192018<1→ hàm số y=log1−20192018x nghịch biến trên (0;+∞).
Ví dụ 5. Xét sự biến thiên của các hàm số sau:
a) y=(21)x.
b) y=(π−2)x.
Lời giải
a) TXĐ: D=R
0<21<1→ hàm số y=(21)x nghịch biến trên R.
b) TXĐ: D=R
π−2>1→ hàm số y=(π−2)x đồng biến trên R.
Dạng 3. Đồ thị hàm số
Phương pháp
Xét 0<a=1 Hàm số mũ y=ax
Hàm số y=logax
Đồ thị
Nhận xét Nằm bên trên Ox.
Luôn đi qua điểm (0;1).
Nằm bên phải Oy.
Luôn đi qua điểm (1;0).
Đồ thị hàm số y=ax đối xứng y=loga x qua y=x (đường phân giác góc phần tư thứ nhất).
Ví dụ 6. Cho các hàm số y=ax,y=bx,y=cx lần lượt có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Hãy so sánh a,b,c.
Lời giải
Ta thấy y=bx là hàm số mũ nghịch biến nên 0<b<1(1).
Tương tự, ta có: y=ax,y=cx là hàm số mũ đồng biến nên a,c>1.
Kẻ đường thẳng x=1 cắt đồ thị hàm số y=ax,y=cx tại hai điểm (1;a) và (1;c).
Từ đồ thị, ta thấy c>a>1(2)
Từ (1) và (2) suy ra c>a>b.
Ví dụ 7. Cho ba số thực dương a,b,c khác 1. Đồ thị các hàm số y=logax,y=logbx,y=logcx được cho trong hình vẽ dưới đây. So sánh các số a, b,c.
Lời giải
Dựa vào đồ thị, ta thấy hàm số y=logbx nghịch biến trên (0;+∞)⇒0<b<1.(1)
Mặt khác, hàm số y=logax,y=logcx đồng biến trên (0;+∞)⇒a,c>1.
Kẻ đường thẳng y=1 cắt đồ thị hàm số y=ax,y=cx tại hai điểm (a;1) và (c;1).
Từ đồ thị, ta thấy a>c>1.(2)
Từ (1) và (2) suy ra a>c>b.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây