Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Góc ở vị trí đặc biệt SVIP
I. HAI GÓC KỀ NHAU
Cho đường thẳng xy. Từ một điểm O trên đường thẳng xy ta vẽ hai tia Oz, Ot.
Hình 1
Lấy điểm A bất kì trên tia Oz (A khác O), lấy điểm B bất kì trên tia Ot (B khác O), vẽ đoạn thẳng AB. Ta thấy đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy.
Hai tia Oz và Ot như vậy gọi là nằm về hai phía của đường thẳng xy.
Hình 2
Hai góc xOy và zOy ở Hình 2 có tính chất sau: Hai góc đó có đỉnh chung, có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung đó. Hai góc xOy và zOy như vậy gọi là hai góc kề nhau.
Tương tự, hai góc zOy′ và xOy′ cũng là hai góc kề nhau.
Ví dụ: Tìm các cặp góc kề nhau có trong hình vẽ sau:
Giải
Các cặp góc kề nhau là: xAy và yAz, bNc và cNM.
Chú ý: Ta có tính chất sau: Cho góc xOz và tia Oy nằm trong góc đó, tức là mỗi điểm M (M khác O) của tia Oy đều là điểm trong của góc xOz. Khi đó hai góc xOy và yOz là hai góc kề nhau và xOz=zOy+yOz.
II. HAI GÓC BÙ NHAU. HAI GÓC KỀ BÙ
Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180°.
Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù.
Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180°.
Ví dụ: Tìm hai góc kề bù trong hình vẽ sau:
Giải
Hai góc xAz và zAy là hai góc kề bù.
III. HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
Hình 3
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Chẳng hạn, ở Hình 3, hai góc xOz và yOt là hai góc đối đỉnh, hai góc yOz và xOt cũng là hai góc đối đỉnh.
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Ví dụ: Tìm số đo góc yOt trong hình vẽ sau:
Giải
Hai góc bOz và zOx là hai góc kề nhau, mà bOx=900 nên bOz+zOx=900.
Vì bOz=450 nên zOx=900−bOz=450.
Lại có, góc yOt và góc zOx là hai góc đối đỉnh, suy ra yOt=zOx.
Vậy yOt=450.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây