Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Giải toán bằng cách lập phương trình bậc hai SVIP
Một mảnh đất hình chữ nhật có độ dài đường chéo là 13 m. Biết chiều dài mảnh đất lớn hơn chiều rộng là 7 m. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó.
Hướng dẫn giải:
Gọi chiều rộng mảnh đất là x (m) (ĐK: x>0)
⇒ Chiều dài mảnh đất là x+7 (m).
Vì độ dài đường chéo của mảnh đất hình chữ nhật là 13 m nên ta có phương trình:
x2+(x+7)2=132
x2+x2+14x+49=169
2x2+14x−120=0
x2+7x−60=0
Ta có Δ=72−4.(−60)=289=172>0 nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt:
x=2−7+17=5 (tm); x=2−7−17=−12 (ktm)
⇒ Chiều rộng của mảnh đất là 5 m, chiều dài của mảnh đất là 5+7=12 m.
Vậy diện tích mảnh đất hình chữ nhật là S=5.12=60 (m2).
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn (thuộc đất trong vườn) rộng 1,5 m. Tính kích thước của vườn, biết rằng đất còn lại trong vườn để trồng trọt là 4329 m2.
Hướng dẫn giải:
Gọi chiều rộng hình chữ nhật là x (m, điều kiện: x>0).
Khi đó chiều dài hình chữ nhật là 3x (m).
Kích thước phần đất còn lại sau khi làm lối đi là x−3 (m); 3x−3 (m).
Theo bài diện tích đất còn lại là 4329 m2 nên ta có phương trình:
(x−3)(3x−3)=4329
3x2−3x−9x+9=4329
3x2−12x−4320=0
x2−4x−1440=0
Δ′=4+1440=1444 suy ra Δ′=38
Phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=12+38=40 (thỏa mãn); x2=12−38=−36 (loại).
Vậy chiều rộng mảnh vườn là 40 m; chiều dài mảnh vườn là 3.40=120 m.
Quãng đường AB dài 100 km.Một ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc và thời gian dự định. Trên thực tế xe đi với vận tốc chậm hơn dự định 10 km/h nên xe đến B chậm hơn dự định 30 phút. Tính vận tốc và thời gian ô tô dự định đi trên quãng đường AB.
Hướng dẫn giải:
Đổi 30 phút =0,5 giờ
Gọi vận tốc ô tô dự định đi trên quãng đường AB là x (km/h), (x>10)
Thời gian dự định đi trên quãng đường AB là x100 (h)
Vận tốc thực tế ô tô đi là x−10 (km/h)
Nên thời gian thực tế đi hết quãng đường AB là x−10100 (h)
Vì xe đến B chậm hơn dự định 30 phút =21 (h) nên ta có phương trình:
x−10100−x100=21
x(x−10)100x−100(x−10)=21
x2−10x−2000=0
Ta có Δ′=52+2000=2025>0,
Δ=45 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt x1=5+45=50 (tm); x2=5−45=−40 (ktm).
Vậy vận tốc dự định là 50 km/h và thời gian dự định là 50100=2 giờ.
Một ô tô và một xe máy khởi hành cũng một lúc từ thành phố Cao Bằng đến huyện Bảo Lạc, quãng đường dài 135 km. Biết rằng vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy 9 km/h và ô tô đến huyện Bảo Lạc trước xe máy 45 phút. Tính vận tốc của mỗi xe.
Hướng dẫn giải:
Gọi vận tốc của xe máy là x (km/h) (điều kiện: x>0).
Khi đó vận tốc của ô tô là: x+9 (km/h).
Thời gian xe máy đi từ Cao Bằng đến Bảo Lạc là: x135 (giờ).
Thời gian ô tô đi từ Cao Bằng đến Bảo Lạc là: x+9135 (giờ).
Vì o tô đến Bảo lạc trước xe máy 45 phút =43 giờ nên ta có phương trình:
x135−x+9135=43
135.4(x+9)−135.4x=3x(x+9)
540(x+9)−540x=3x2+27x
3x2+27x−4860=0
x2+9x−1620=0
(x−36)(x+45)=0
Phương trình có hai nghiệm phân biệt x=36 (tm); x=−45 (ktm).
Vậy vận tốc của xe máy là 36 km/h; vận tốc của ô tô là 45 km/h.
Một phân xưởng theo kế hoạch phải may 900 bộ quần áo trong một thời gian quy định, mỗi ngày phân xưởng may được số bộ quần áo là như nhau. Khi thực hiện, do cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày phân xưởng may thêm được 10 bộ quần áo và hoàn thành kế hoạch trước 3 ngày. Theo kế hoạch, mỗi ngày phân xưởng may được bao nhiêu bộ quần áo?
Hướng dẫn giải:
Gọi số bộ quần áo mà phân xưởng phải may trong mỗi ngày theo kế hoạch là x (bộ quần áo)
Điều kiện x∈N;x<900
Khi đó thời gian phân xưởng may xong 900 bộ quần áo theo kế hoạch là x900 (ngày)
Thực tế mỗi ngày may được x+10 (bộ quần áo) nên thời gian phân xưởng may xong 900 bộ quần áo là x+10900 (ngày)
Do hoàn thành kế hoạch sớm hơn 3 (ngày) nên ta có phương trình:
x900−x+10900=3
900(x+10)−900x=3x(x+10)
x2+10x−3000=0
Ta có Δ′=52−1.(−3000)=3025
Do \Delta^'>0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt x1=1−5+55=50 (thoả mãn); x2=1−5−55=−60 (không thoả mãn)
Vậy theo kế hoạch mỗi ngày phân xưởng phải may 50 bộ quần áo.
Thành phố Gia Nghĩa lên kế hoạch xét nghiệm Covid-19 cho 1 000 người trong một thời gian quy định. Nhờ cải tiến phương pháp nên mỗi giờ xét nghiệm được thêm 50 người. Vì thế, việc xét nghiệm hoàn thành sớm hơn kế hoạch 1 giờ. Theo kế hoạch mỗi giờ thành phố Gia Nghĩa xét nghiệm được bao nhiêu người?
Hướng dẫn giải:
Gọi số người được xét nghiệm mỗi giờ theo kế hoạch: x (người), (x∈N∗)
Khi đó, trên thực tế mỗi giờ xét nghiệm được x+50 (người)
Theo kế hoạch, thời gian xét nghiệm xong là x1000 (giờ)
Trên thực tế, thời gian xét nghiệm xong: x+501000 (giờ)
Do hoàn thành sớm hơn kế hoạch 1 ngày nên ta có phương trình
x1000−x+501000=1
x2+50x−50000
x=200 (tm) hoặc x=−250 (ktm)
Vậy theo kế hoạch, mỗi giờ thành phố Gia Nghĩa xét nghiệm được 200 người.