Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đề số 1 (thời gian: 90 phút) SVIP
(2,5 điểm) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho parabol (P):y=x2 và đường thẳng (d):y=−x+2.
1. Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d).
2. Gọi A, B là hai giao điểm của (P) và (d). Tính diện tích tam giác OAB.
Hướng dẫn giải:
1. Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d):
x2=−x+2⇔x2+x−2=0⇔(x+2)(x−1)=0
⇔[x=−2x=1.
Với x=1 suy ra y=1 ta có điểm A(1;1).
Với x=−2 suy ra y=4 ta có điểm B(−2;4).
2. Gọi F là giao điểm của AB và trục Oy.
Ta có SAOB=SAOF+SFOB=21(1+2).2=3.
(2,5 điểm) Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Trong tháng đầu, hai tổ sản xuất được 860 chi tiết máy. Đến tháng thứ hai, tổ I vượt mức 15%, tổ II vượt mức 10% do đó tháng hai cả hai tổ sản xuất được 964 chi tiết máy. Tính số chi tiết máy mỗi tổ đã sản xuất được trong tháng đầu.
Hướng dẫn giải:
Gọi số chi tiết máy mỗi tổ sản xuất được trong tháng đầu lần lượt là x, y (chi tiết) (x,y∈N∗).
Vì trong tháng đầu hai tổ sản xuất được 860 chi tiết máy nên ta có phương trình:
x+y=860 (1)
Vì đến tháng thứ hai tổ I vượt mức 15%, tổ hai vượt mức 10% nên tháng thứ hai cả hai tổ sản xuất được 964 chi tiết máy nên ta có phương trình:
x+15%x+y+10%y=964⇔1,15x+1,1y=964 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
{x+y=8601,15x+1,1y=964⇔{1,1x+1,1y=9461,15x+1,1y=964
⇔{0,05x=18x+y=860⇔{x=360y=500. (thỏa mãn)
Vậy trong tháng đầu, tổ I sản xuất được 360 chi tiết máy, tổ II sản xuất được 500 chi tiết máy.
(4,0 điểm) Cho đường tròn (O) đường kính AB. Dây CD vuông góc với AB tại E (E nằm giữa A và O; E không trùng với A và O). Lấy điểm M thuộc cung nhỏ BC sao cho cung MB nhỏ hơn cung MC. Dây AM cắt CD tại F. Tia BM cắt đường thẳng CD tại K.
1. Chứng minh tứ giác BMFE nội tiếp.
2. Chứng minh BF vuông góc với AK và EK.EF=EA.EB.
3. Tiếp tuyến của (O) tại M cắt tia KD tại I. Chứng minh IK=IF.
Hướng dẫn giải:
1. Ta có FEB=FMB=90∘ do đó E, M cùng nhìn FB dưới một góc 90∘ nên E, M cùng thuộc đường tròn đường kính FB do đó tứ giác BMFE nội tiếp.
2. Xét tam giác AKB có: KE⊥AB, AM⊥KB mà F là giao điểm của KE, AM do đó F là trực tâm của tam giác AKB.
Suy ra BF⊥AK.
Xét △AEF và △ KEB có:
AEF=KEB(=90∘)
EAF=EKB (vì cùng phụ với ABM)
do đó △AEF∼△KEB (g.g)
suy ra EFEA=EBEK⇔EK.EF=EA.EB.
3. Ta có:
IMK=OMA(=90∘−IMF)MKI=OAM(=90∘−KBA)OMA=OAM(vıˋ △AOM caˆn )⎭⎬⎫⇒IMK=MKI
Do đó △IKM cân tại I suy ra IK=IM.
Tương tự ta cũng chứng minh được △IMF cân tại I suy ra IF=IM.
Từ đó ta suy ra được IK=IF.
(1,0 điểm) Với các số a,b,c>0 và thỏa mãn a+b+c=1.
Chứng minh:
1+9b2a+1+9c2b+1+9a2c≥21.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
1+9b2a=1+9b2a+9ab2−9ab2=a−1+9b29ab2≥a−6b9ab2=a−23ab
Chứng minh tương tự ta được:
1+9c2b≥b−23bc, 1+9a2c≥c−23ca.
Cộng lại vế với vế ta được:
1+9b2a+1+9c2b+1+9a2c≥(a+b+c)−23(ab+bc+ca)=1−23(ab+bc+ca).
Mặt khác ta có:
ab+bc+ca≤a2+b2+c2=(a+b+c)2−2(ab+bc+ca)=1−2(ab+bc+ca)
⇔ab+bc+ca≤31.
Suy ra 1+9b2a+1+9c2b+1+9a2c≥1−23.31=21.
Dấu "=" xảy ra khi a=b=c=31.