Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Chứng minh định lí SVIP
Cho hai đường thẳng xy // x′y′, đường thẳng d cắt xy và x′y′ tại A và B. Kẻ tia phân giác AA′ của xAB cắt x′y′ tại A′ và tia phân giác BB′ của ABy′ cắt xy tại B′. Chứng minh rằng:
a) AA′//BB′.
b) AA′B=AB′B.
Hướng dẫn giải:
a) xy // x′y′ nên xAB=ABy′ (hai góc so le trong). (1)
AA′ là tia phân giác của xAB nên: A1=A2=21xAB (2)
BB′ là tia phân giác của ABy′ nên: B1=B2=21ABy′ (3)
Từ (1), (2), (3) ta có: A2=B1.
Mà hai góc ở vị trí so le trong, nên AA′//BB′
b) xy // x′y′ nên A1=AA′B (hai góc so le trong).
AA′//BB′ nên A1=AB′B (hai góc đồng vị).
Vậy AA′B=AB′B.
Chứng minh rằng: "Hai tia phân giác của hai góc đối đỉnh là hai tia đối nhau.
Hướng dẫn giải:
Theo đề bài:
O1=O2 (OE là tia phân giác của AOC). (1)
O3=O4 (OF là tia phân giác của DOB). (2)
Mà AOD=COB (hai góc đối đỉnh).
Từ (1), (2), (3), ta có: O1+O3+AOD=O2+O4+COB (4)
Mà (O1+O3+AOD)+(O2+O4+COB)=360∘. (5)
Do đó O1+O3+AOD=180∘.
Từ (4) và (5)⇒EOF=180∘.
Vậy E,O,F nằm trên một đường thẳng, hay tia OE và tia OF là hai tia đối nhau.
Cho hai đường thẳng xy // mn, đường thẳng a cắt hai đường thẳng xy và mn lần lượt tại A và B. Kẻ tia phân giác của xAB và tia phân giác của ABm, chúng cắt nhau tại C. Kẻ tia phân giác của BAy và tia phân giác của ABn, chúng cắt nhau tại D. Chứng minh rằng:
a) AC⊥AD;BD⊥BC.
b) AD//BC;AC//BD.
c) Góc ACB và góc BDA là các góc vuông.
Hướng dẫn giải:
a) AC và AD là hai tia phân giác của hai góc kề bù, nên: AC⊥AD.
BC và BD là hai tia phân giác của hai góc kề bù, nên: BC⊥BD.
b) Vì xy // mn⇒yAB=ABm (hai góc so le trong).
Vậy A3=B2 (cùng bằng 21yAB và 21ABm).
Suy ra: AD//BC.
xy // mn⇒xAB=ABn (hai góc so le trong).
Vậy A2=B3 (cùng bằng 21xAB và 21ABn).
Suy ra: AC//BD.
c) AD // BD (theo chứng minh b), BD⊥BC (theo chứng minh a).
Vậy AD⊥BD (BD vuông góc với một trong hai đường song song thì vuông góc với đường còn lại).
Suy ra: ADB=90∘.
Tương tự: AD // BC (theo chứng minh b); AD⊥AC (theo chứng minh a).
Vậy AC⊥BC (như trên).
Suy ra: ACB=90∘.
Cho △ABC và AE là tia phân giác của A (E thuộc BC). Từ E kẻ EF // AB (F thuộc AC). Từ F kẻ FI // AE (I thuộc BC). Chứng minh:
1) BAE=EAC=AEF=EFI=IFC.
2) FI là tia phân giác của EFC.
Hướng dẫn giải:
1) BAE=EAC (giả thiết). (1)
Vì AB // EF nên BAE=AEF (hai góc so le trong). (2)
Vì AE // FI nên EAC=IFC (hai góc đồng vị). (3)
Vì AE // FI nên AEF=EFI (hai góc so le trong). (4)
Từ (1), (2), (3), (4) suy ra: BAE=EAC=AEF=IFC=EFI.
2) Từ chứng minh trên, ta có: EFI=IFC mà FI là tia nằm giữa hai tia FE và FC.
Vậy FI là tia phân giác của EFC.