Bài học cùng chủ đề
- Tập hợp
- Các phép toán trên tập hợp
- Tập hợp
- Tập hợp con. Hai tập hợp bằng nhau
- Các tập hợp số
- Giao của hai tập hợp
- Hợp của hai tập hợp
- Hiệu của hai tập hợp
- Bài toán chứa tham số
- Tập hợp, tập hợp con, tập hợp bằng nhau
- Phép toán hợp, giao, hiệu, phần bù trên tập hợp
- Các tập hợp số
- Các phép toán trên tập hợp số
- Bài toán tập hợp chứa tham số và bài toán ứng dụng thực tiễn
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Các phép toán trên tập hợp SVIP
1. Giao của hai tập hợp
Tập hợp gồm các phần tử thuộc cả hai tập hợp S và T gọi là giao của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S∩T.
S∩T={x∣x∈S và x∈T}.
Ví dụ. Cho tập hợp C={4;7;11} và D={2;4;9;11;15}.
Giao của hai tập hợp C và D là C∩D={4;11}.
2. Hợp của hai tập hợp
Tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp S hoặc thuộc tập hợp T gọi là hợp của hai tập hợp S và T, kí hiệu là S∪T.
S∪T={x∣x∈S hoặc x∈T}.
Ví dụ. Cho tập hợp C={4;7;11} và D={2;4;9;11;15}.
Hợp của hai tập hợp C và D là C∪D={2;4;7;9;11;15}.
3. Hiệu của hai tập hợp
- Hiệu của hai tập hợp S và T là tập hợp gồm các phần tử thuộc S nhưng không thuộc T, kí hiệu là S\T.
S\T={x∣x∈S và x∈/T}.
- Nếu T⊂S thì S\T được gọi là phần bù của T trong S, kí hiệu là CST.
Chú ý. CSS=∅.
Ví dụ. Cho hai tập hợp X={1;3;5;7};Y={x∈Z∣−2≤x<4}.
a) Tìm X∩Y;X∪Y.
b) Tìm X\Y.
Giải
Ta có: Y={−2;−1;0;1;2;3}. Do đó:
a) X∩Y={1;3}; X∪Y={−2;−1;0;1;2;3;5;7}.
b)X\Y={5;7}.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây