Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài toán liên quan đến hai đường tròn tiếp xúc nhau SVIP
Cho hai đường tròn (O) và (O′) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB, AO′C. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Gọi M là giao điểm của BD và CE.
a. Tính số đo DAE.
b. Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?
c. Chứng minh rằng MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: A1=(180∘−O1):2
A2=(180∘−O2):2
Suy ra A1+A2=90∘ suy ra DAE=90∘.
b) Có tứ giác ADME là hình chữ nhật (tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật).
c) Gọi I là giao điểm của DE và AM suy ra ID=IA
ΔIAO=ΔIDO (ccc) suy ra IAO=IDO=90∘
Suy ra MA⊥OA với A∈(O)
Chứng minh tương tự: MA⊥O′A với A∈(O′).
Vậy MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
Cho ba điểm J,I,J′ cùng nằm trên một đường thẳng theo thứ tự đó. Cho biết IJ=10 cm, IJ′=4 cm. Vẽ đường tròn (O) đường kính IJ và đường tròn (O′) đường kính IJ′.
a. Chứng minh (O) và (O′) tiếp xúc ngoài ở I.
b. Gọi A là điểm trên đường tròn (O), tia AI cắt (O′) ở A′. Chứng minh rằng ΔAIJ∽ΔA′IJ′.
c. Qua điểm I kẻ cát tuyến cắt (O) ở B (B và A thuộc hai nửa mặt phẳng bờ IJ), cắt đường tròn (O′) ở B′. Chứng minh ΔIAB∽ΔIA′B′.
d. Chứng minh rằng: ΔOAB∽ΔOA′B′.
e. Tứ giác ABA′B′ là hình gì?
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: OO′=OI+O′I.
Vậy hai đường tròn tiếp xúc ngoài tại I.
b) Xét ΔAIJ và ΔA′IJ′ có:
A=A′=90∘
I1=I2 suy ra ΔAII∽ΔA′IJ′.
c) ΔAIJ ∽ΔA′IJ′ (g.g)
Suy ra IA′IA=JI′IJ=410=25 (1)
ΔOIB∽ΔO′IB′ (g.g) suy ra OB // O′B′
Suy ra B1=B1′ suy ra IB′IB=O′B′OB=25 (2)
Từ (1) và (2) suy ra IA′IA=IB′IB=25; AIB=A′IB
Nên ΔIAB∽ΔIA′B′ (c.g.c).
d) ΔIAB∽ΔIA′B′ (c.g.c)
Suy ra A′B′AB=IA′IA=25;
O′A′OA=O′B′OB=25
Suy ra O′A′OA=O′B′OB=A′B′AB suy ra ΔAOB∽ΔA′O′B′ (c.c.c).
e) ΔAOB∽ΔA′O′B′ suy ra OBA=O′B′A′;OBI=O′B′I′
Suy ra ABI=AB′I′ nên AB // A′B′.
Tứ giác ABA′B′ có hai cạnh đối song song nên nó là hình thang.
Cho hai đường tròn (O;R) và (O′ ;r) tiếp xúc với nhau tại A. Vẽ một cát tuyến qua A cắt hai đường tròn tại B và C. Chứng minh rằng các tiếp tuyến tại B và C song song với nhau.
Hướng dẫn giải:
Trường hợp 1: (O) và (O′) tiếp xúc trong.
Xét ΔOAC, ta có:
OCO′B=Rr=OAO′A suy ra O′B // OC.
Suy ra các tiếp tuyến tại B và C song song với nhau vì chúng lần lượt vuông góc với O′B và OC.
Trường hợp 2: (O) và (O′) tiếp xúc ngoài.
Ta thấy ΔO′AB∽ΔOAC (g.g)
Suy ra OCO′B=Rr=OAO′A
Nên O′B // OC.
Lập luận tương tự như trên, ta được điều phải chứng minh.
Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn đường kính OA.
a) Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn.
b) Dây AD của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở C. Chứng minh rằng AC=CD.
Hướng dẫn giải:
a) Gọi (O′) là đường tròn đường kính OA.
Vì OO′=OA−O′A nên hai đường tròn (O) và (O′) tiếp xúc trong.
b) Các tam giác cân AO′C và AOD có chung góc ở đỉnh A nên ACO′=D, suy ra O′C // OD.
Tam giác AOD có AO′=O′O và O′C // OD nên AC=CD.