Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài toán liên quan đến hai đường tròn cắt nhau SVIP
Cho hai đường tròn (O;12 cm) và (O′5 cm), OO′=13 cm.
a) Chứng minh rằng hai đưòng tròn (O) và (O′) cắt nhau tại hai điểm phân biệt.
b) Gọi A,B là giao điểm của hai đường tròn (O) và (O′). Chứng minh rằng OA là tiếp tuyến của đường tròn (O′), O′A là tiếp tuyến của đường tròn (O). Tính độ dài AB.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: 12−5<13<12+5 hay R−R′<d<R+R′ nên hai đường tròn (O) và (O′) cắt nhau tại hai điểm phân biệt
b) OA2+O′A2=122+52=169;
O′O2=132=169
ΔOAO′ có: OA2+O′A2=O′O2, theo định lí Pythagore đảo suy ra tam giác ΔOAO′ vuông tại A.
Có OA⊥O′A do đó OA là tiếp tuyến của đường tròn (O′) và O′A là tiếp tuyến của đường tròn (O).
O′O là đường trung trực của đoạn AB.
Gọi H là giao điểm của O′O và AB nên AH.O′O=OA.O′A suy ra AH=O′OOA.O′A=1312.5=1360 cm.
Vậy AB=2AH=13120 cm.
Cho hai đường tròn (O) và (O′) cắt nhau ở A và B, (O và O′ thuộc hai nửa mặt phẳng bờ AB). Kẻ các đường kính BOC và BO′D.
a) Chứng minh rằng ba điểm C, A, D thẳng hàng.
b) Biết OO′=5 cm, OB=4 cm, O′B=3 cm. Tính diện tích tam giác BCD.
Hướng dẫn giải:
a) ΔBCD có OO′ là đường trung bình suy ra OO′ // CD (1)
ΔABC có OI là đường trung bình suy ra OO′ // CA (2)
Từ (1) và (2) suy ra C, A, D thẳng hàng.
b) Ta có: ΔOBO′ vuông tại B suy ra ΔBCD vuông tại B
Suy ra SBCD=21.BC.BD=21.8.6=24 (cm2).
Cho hai đường tròn (O) và (O′) giao nhau tại M và N. Gọi I là trung điểm của OO′. Đường thẳng kẻ qua M vuông góc MI cắt đường tròn (O) và (O′) lần lượt ở A và B. Hai đường thẳng vuông góc với AB tại A và B cắt đường tròn (O) ở P, (O′) ở Q
a. Chứng minh rằng M là trung điểm của AB.
b. MI cắt PQ ở E, chứng minh EP=EQ.
c. Chứng minh IH=IK.
Hướng dẫn giải:
a. Kẻ OH⊥AM; O′K⊥MB suy ra OH // O′K.
Tứ giác HKOO′ là hình thang, MI⊥AB suy ra MI // OH và IO // IO′
Suy ra MH=MK.
Mà OH⊥AM suy ra HA=HM=MK=KB (đpcm).
b. Ta có ME là đường trung bình của hình thang ABQP
Suy ra EP=EQ.
c. Xét ΔHIK, có IM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao.
Suy ra ΔHIK cân tại I (đpcm).
Cho góc vuông xOy. Lấy các điểm I và K lần lượt trên các tia Ox,Oy. Đường tròn (I;OK) cắt tia Ox tại M (I nằm giữa O và M), đường tròn (K;OI) cắt tia Oy tại N (K nằm giữa O và N)
a. Chứng minh (I) và (K) luôn cắt nhau.
b. Tiếp tuyến tại M của (I), tiếp tuyến tại N của (K) cắt nhau tại C. Chứng minh tứ giác OMCN là hình vuông.
c. Gọi A,B là các giao điểm của (I) và (K) trong đó B ở miền trong góc xOy. Chứng minh ba điểm A,B,C thẳng hàng.
d. Giả sử I và K theo thứ tự đi động trên các tia Ox và Oy sao cho OI+OK=a không đổi. Chứng minh đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định.
Hướng dẫn giải:
a. ∣OI−OK∣<IK<OI+OK suy ra (I) và (K) luôn cắt nhau
b. Do OI=NK; OK=IM suy ra OM=ON,
Mà OMCN là hình chữ nhật nên OMCN là hình vuông.
c. Gọi L là giao điểm của KB và MC; P là giao điểm của IB và NC
Suy ra OBKI là hình chữ nhật và BLMI là hình vuông nên ΔBLC=ΔKIO
Suy ra LBC=OKI=BIK
Mà BIK+IBA=90∘ suy ra LBC+IBA=90∘
Do đó, LBC+LBI+IBA=180∘.
d. Có OMCN là hình vuông cạnh a cố định nên C cố định và AB luôn đi qua C.