Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài tập tự luận: sự đồng quy của ba đường trung tuyến SVIP
Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại G. Chứng minh rằng BM+CN>23BC
Hướng dẫn giải:
Xét tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G.
Suy ra G là trọng tâm tam giác ABC
⇒BG=32BM; CG=32CN
⇒BM=23BG; CN=23CG.
Do đó ta phải chứng minh 23BG+23CG>23BC hay BG+CG>BC. (1)
Bất đẳng thức (1) luôn đúng vì trong một tam giác tổng độ dài hai cạnh lớn hơn độ dài cạnh còn lại.
Vậy BM+CN>23BC. (điều phải chứng minh).
Cho tam giác ABC cân tại A có hai đường trung tuyến BD và CE cắt nhau tại G.
a) Chứng minh BD=CE.
b) Chứng minh tam giác GBC là tam giác cân.
c) Chứng minh GD+GE>21BC.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có △ABC cân tại A⇒AB=AC mà AB=2BE; AC=2CD (vì E,D theo thứ tự là trung điểm của AB, AC).
Do đó ta có 2BE=2CD hay BE=CD.
Xét △BCE và △CBD có BE=CD (chứng minh trên);
EBC=DCB;
BC là cạnh chung.
Do đó △BCE=△CBD (c.g.c)
⇒CE=BD (hai cạnh tương ứng).
b) Ta có G là trọng tâm tam giác ABC nên BG=32BD và CG=32CE (tính chất trọng tâm).
Mà CE=BD (phần a) nên 32CE=32BD hay CG=BG.
Vậy tam giác GBC cân tại G.
c) Ta có GB=32BD⇒GD=31BD⇒GB=2GD⇒GD=21GB
Chứng minh tương tự, ta có GE=21GC.
Do đó GD+GE=21GB+21GC=21(GB+GC).
Mà GB+GC>BC (trong một tam giác tổng độ dài hai cạnh lớn hơn cạnh còn lại).
Do đó GD+GE>21BC (điều phải chứng minh).
Cho tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm G sao cho BG=2GC. Vẽ điểm D sao cho C là trung điểm của AD. Gọi E là trung điểm của BD. Chứng minh
a) Ba điểm A,G,E thẳng hàng.
b) Đường thẳng DG đi qua trung điểm của AB.
Hướng dẫn giải:
a) Xét tam giác ABD có C là trung điểm của cạnh AD⇒BC là trung tuyến của tam giác ABD.
Hơn nữa G∈BC và GB=2GC⇒GB=32BC⇒G là trọng tâm tam giác ABD.
Lại có AE là đường trung tuyến của tam giác ABD nên A,G,E thẳng hàng.
b) Ta có G là trọng tâm tam giác ABD⇒DG là đường trung tuyến của tam giác này.
Suy ra DG đi qua trung điểm của cạnh AB (điều phài chứng minh).
Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AC. Trên đoạn BD lấy điểm E sao cho BE=2ED. Điểm F thuộc tia đối của tia DE sao cho BF=2BE. Gọi K là trung điểm của CF và G là giao điểm của EK với AC
a) Chứng minh G là trọng tâm tam giác EFC.
b) Tính các tỉ số GKGE; DCGC.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có BF=2BE⇒BE=EF.
Mà BE=2ED nên EF=2ED⇒D là trung điểm của EF⇒CD là đường trung tuyến của tam giác EFC.
Vì K là trung điểm của CF nên EK là đường trung tuyến của △EFC.
△EFC có hai đường trung tuyến CD và EK cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của △EFC.
b) Ta có G là trọng tâm tam giác EFC nên DCGC=32 và GE=32EK
⇒GK=31EK⇒GE=2GK⇒GKGE=2.
Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BD, CE cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia DB lấy điểm M sao cho DM=DG. Trên tia đối của tia EG lấy điểm N sao cho EN=EG. Chứng minh rằng:
a) BG=GM; CG=GN.
b) MN=BC và MN // BC.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có DM=DG⇒GM=2GD.
Ta lại có G là giao điểm của BD và CE⇒G là trọng tâm của tam giác ABC
⇒BG=2GD.
Suy ra BG=GM.
Chứng minh tương tự ta được CG=GN.
b) Xét tam giác GMN và tam giác GBC có GM=GB (chứng minh trên);
MGN=BGC (hai góc đối đỉnh);
GN=GC (chứng minh trên).
Do đó △GMN=△GBC (c.g.c)
⇒MN=BC (hai cạnh tương ứng).
Theo chứng minh trên △GMN=△GBC⇒NMG=CBG (hai góc tương ứng).
Mà NMG và CBG ờ vị trí so le trong nên MN // BC.
Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G. Biết BE=CF.
Chứng minh AG⊥BC.
Hướng dẫn giải:
Gọi D là giao điểm của AG và BC⇒DB=DC.
Ta có BG=32BE; CG=32CF (tính chất trọng tâm).
Vì BE=CF nên BG=CG⇒△BCG cân tại G
⇒GCB=GBC
Xét △BFC và △CEB có CF=BE (giả thiết);
GCB=GBC (chứng minh trên);
BC là cạnh chung.
Do đó △BFC=△CEB (c.g.c)
⇒FBC=ECB (hai góc tưong ứng)
⇒△ABC cân tại A⇒AB=AC.
Từ đó suy ra △ABD=△ACD (c.c.c)
⇒ADB=ADC. (hai góc tương ứng)
Mà ADB+ADC=180∘⇒ADB=ADC=90∘⇒AD⊥BC hay AG⊥BC.