Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài tập tự luận: sự đồng quy của ba đường phân giác của tam giác SVIP
Cho △ABC có AB<AC. Tia phân giác của A cắt đường thẳng vuông góc với BC tại trung điểm của BC ở D. Gọi H và K là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến các đường thẳng AB, AC. Chứng minh BH=CK.
Hướng dẫn giải:
Ta có D thuộc phân giác của A;
DH⊥AB; DK⊥AC ⇒DH=DK (tính chất tia phân giác của một góc).
Gọi G là trung điểm của BC.
Xét △BGD và △CGD, có
BGD=CGD=90∘ (DG là trung trực của BC ),
BG=CG (già thiết),
DG là cạnh chung.
Do đó △BGD=△CGD (hai cạnh góc vuông)
⇒BD=CD (hai cạnh tương ứng).
Xét △BHD và △CKD, có
BHD=CKD=90∘ (giả thiết);
DH=DK (chứng minh trên);
BD=CD (chứng minh trên).
Do đó △BHD=△CKD (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
⇒BH=CK (hai cạnh tương ứng).
Cho △ABC có A=120∘. Tia phân giác của A cắt BC tại D. Tia phân giác của ADC cắt AC tại I. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của I trên đường thẳng AB, BC. Chứng minh IH=IK.
Hướng dẫn giải:
Kẻ IE⊥AD (với E∈AD).
Gọi Ax là tia đối của tia AB.
Vì BAC và CAx là hai góc kề bù mà BAC=120∘ nên CAx=60∘ (1)
Ta có AD là phân giác của BAC⇒DAC=21BAC=60∘ (2)
Từ (1) và (2) suy ra AC là tia phân giác của DAx
⇒IH=IE (tính chất tia phân giác của một góc) (3)
Vì DI là phân giác của ADC nên IK=IE (tính chất tia phân giác của một góc) (4)
Từ (3) và (4) suy ra IH=IK.
Cho xOy, (0∘<xOy<180∘), Om là tia phân giác xOy. Trên tia Om lấy điểm I bất kì. Gọi E,F lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ I đến Ox và Oy. Chứng minh:
a) △IOE=△IOF.
b) EF⊥Om.
Hướng dẫn giải:
a) Xét △IOE và △IOF có
E=F=90∘ (giả thiết);
OI cạnh chung;
EOI=FOI (Om là tia phân giác).
Vậy △IOE=△IOF (cạnh huyền - góc nhọn).
b) △IOE=△IOF (chứng minh trên)
⇒OE=OF (hai cạnh tương ứng).
Gọi H là giao điểm của Om và EF.
Xét △OHE và △OHF, có
OE=OF (chứng minh trên);
EOH=FOH (Om là tia phân giác);
OH chung.
Do đó △OHE=△OHF (c.g.c)
⇒OHE=FHO (hai góc tương ứng)
Mà OHE+FHO=180∘ nên OHE=FHO=90∘.
Vậy EF⊥Om.
Cho xOy. Lấy các điểm A,B thuộc tia Ox sao cho OA>OB. Lấy các điểm C,D thuộc Oy sao cho OC=OA,OD=OB. Gọi E là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng
a) AD=BC.
b) △ABE=△CDE.
c) OE là tia phân giác của xOy.
Hướng dẫn giải:
a) Xét △OAD và △OCB, có
OA=OC (giả thiết);
O chung;
OD=OB (giả thiết).
Do đó △OAD=△OCB (c.g.c)
⇒AD=CB (hai cạnh tương ứng).
b) Do OA=OC và OB=OD nên AB=CD.
Mà △OAD=△OCB (chứng minh trên)
⇒OBC=ODA; OAD=OCB (hai góc tương ứng)
Mặt khác ABE+OBC=CDE+ODA=180∘
⇒ABE=CDE
Xét △ABE và △CDE có
OAD=OCB (chứng minh trên);
AB=CD (chứng minh trên);
ABE=CDE (chứng minh trên)
Do đó △ABE=△CDE (g.c.g).
c) Vi △ABE=△CDE (chứng minh trên) nên AE=CE (hai cạnh tương ứng).
Xét △AEO và △CEO có AE=CE (chứng minh trên);
OE cạnh chung;
OA=OC (giả thiết).
Do đó △AEO=△CEO (c.c.c)
⇒AOE=COE (hai góc tương ứng)
⇒OE là tia phân giác của xOy.
Cho tam giác ABC cân tại A. CP,BQ là các đường phân giác trong của △ABC (P∈AB,Q∈AC). Gọi O là giao điểm của CP và BQ.
a) Chứng minh tam giác OBC là tam giác cân.
b) Chứng minh điểm O cách đều ba cạnh AB,AC và BC.
c) Chứng minh đường thẳng AO đi qua trung điểm của đoạn thẳng BC và vuông góc với nó.
d) Chứng minh CP=BQ.
e) Tam giác APQ là tam giác gì? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a) △ABC cân tại A nên ABC=ACB.
Vì BQ và CP là đường phân giác của B,C nên B1=B2=2ABC, C1=C2=2ACB.
Do đó B1=B2=C1=C2.
Suy ra △OBC cân tại O.
b) Vì O là giao điểm các đường phân giác CP và BQ trong △ABC nên O là giao điểm ba đường phân giác trong △ABC.
Do đó, O cách đều ba cạnh AB,AC và BC.
c) Ta có △ABC cân tại A,AO là đường phân giác của góc A nên AO đồng thời là trung tuyến và đường cao của △ABC.
Vậy đường thẳng AO đi qua trung điểm của đoạn thẳng BC và vuông góc với nó.
d) Ta có △PBC=△QCB (g.c.g)
⇒CP=BQ (hai cạnh tương ứng).
e) Ta có AP=AB−BP, AQ=AC−CQ (1);
△PBC=△QCB⇒BP=CQ (2).
Lại có AB=AC (tam giác ABC cân tại A) (3).
Từ (1), (2) và (3) suy ra AP=AQ.
Vậy tam giác APQ cân tại A.