Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài tập tự luận: Hình thoi SVIP
Cho hình thoi ABCD. Lấy E,F trên BC và CD sao cho BE=DF. Gọi G,H lần lượt là giao điểm của AE,AF với BD. Chứng minh AGCH là hình thoi.
Hướng dẫn giải:
Ta có ABCD là hình thoi nên AC⊥BD tại trung điểm của mỗi đường nên BD là trung trực của AC
Suy ra GA=GC,HA=HC (1)
Và AC là trung trực của BD suy ra AG=AH,CG=CH (2)
Từ (1),(2) suy ra AG=GC=CH=HA nên AGCH là hình thoi.
Cho hình bình hành ABCD có AD⊥AC. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,CD.
a) Chứng minh MN⊥AC.
b) Tứ giác AMCN là hình gì?
Hướng dẫn giải:
a) ABCD là hình bình hành nên AB=DC suy ra 21AB=21DC
Do đó AM=BM=DN=CN.
Tứ giác AMCN có AM // NC,AM=NC nên là hình bình hành.
Lại có ΔADC vuông tại A có AN là đường trung tuyến nên AN=21DC=DN=CN.
Hình bình hành AMCN có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi, khi đó hai đường chéo AC,MN vuông góc với nhau.
Tứ giác AMCN là hình thoi.
Cho hình bình hành ABCD. Hai đường chéo AC,BD cắt nhau tại O. Đường thẳng m đi qua O cắt AB,CD lần lượt tại M và P. Đường thẳng n đi qua O và vuông góc với m cắt cạnh BC và DA lần lượt tại N và Q.
a) Chứng minh MNPQ là hình bình hành.
b) Chứng minh MNPQ là hình thoi.
Hướng dẫn giải:
a) ABCD là hình bình hành nên hai đường chéo AC,BD cắt nhau tại O là trung điểm của mỗi đường.
Xét ΔOBM và ΔODP có:
OB=OD ( giả thiết)
OBM=ODP (so le trong)
BOM=DOP (đối đỉnh)
Vậy ΔOBM=ΔODP (g.c.g)
Suy ra OM=OP (hai cạnh tương ứng)
Chứng minh tương tự ΔOAQ=ΔOCN (g.c.g) suy ra OQ=ON (hai cạnh tương ứng)
MNPQ có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.
b) Hình bình hành MNPQ có hai đường chéo MP⊥NQ nên là hình thoi.