Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài tập tự luận: Đường trung bình của tam giác SVIP
Cho tam giác ABC, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm AM, D là giao điểm của BI và AC.
a) Chứng minh AD=21DC;
b) So sánh độ dài BD và ID.
Hướng dẫn giải:
a) Kẻ MN // BD, N∈AC.
MN là đường trung bình trong △CBD
Suy ra N là trung điểm của CD (1).
IN là đường trung bình trong △AMN
Suy ra D là trung điểm của AN (2).
Từ (1) và (2) suy ra AD=21DC.
b) Có ID=21MN; MN=21BD, nên BD=ID.
Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AD. Gọi M là một điểm trên cạnh AC sao cho AM=21MC. Gọi O là giao điểm của BM và AD. Chứng minh rằng
a) O là trung điểm của AD.
b) OM=41BM.
Hướng dẫn giải:
a) Qua D vẽ một đường thẳng song song với BM cắt AC tại N.
Xét Δ MBC có DB=DC và DN // BM nên MN=NC=21MC (định lí đường trung bình của tam giác).
Mặt khác AM=21MC, do đó AM=MN=21MC.
Xét Δ AND có AM=MN và BM // DN nên OA=OD hay O là trung điểm của AD.
b) Xét Δ AND có OM là đường trung bình nên OM=21DN. (1)
Xét Δ MBC có DN là đường trung bình nên DN=21BM. (2)
Từ (1) và (2) suy ra OM=41BM.
Cho tam giác ABC, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Gọi D và E lần lượt là trung điểm của GB và GC. Chứng minh rằng
a) MN // DE.
b) ND // ME.
Hướng dẫn giải:
a) Vì BM, CN là các đường trung tuyến của ΔABC nên MA=MC, NA=NB.
Do đó MN là đường trung bình của Δ ABC, suy ra MN // BC. (1)
Ta có DE là đường trung bình của Δ GBC nên DE // BC. (2)
Từ (1) và (2) suy ra MN // DE.
b) Xét Δ ABG, ta có ND là đường trung bình.
Xét Δ ACG, ta có ME là đường trung bình.
Do đó ND // AG, ME // AG.
Suy ra ND // ME.
Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD, CE. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của BE và CD. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của MN với BD và CE. Chứng minh MI=IK=KN.
Hướng dẫn giải:
Xét ΔBED có {MI//EDME=BM suy ra ID=IB.
Xét ΔCED có {NK//EDNC=ND suy ra KE=KC.
Suy ra MI=21ED; NK=21ED; ED=21BC.
IK=MK−MI=21BC−21DE=DE−21DE=21DE.
Vậy MI=IK=KN.