Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài tập tự luận: Tứ giác SVIP
Cho hình vuông ABCD. O là giao điểm của hai đường chéo. Hai đường thẳng m,n vuông góc với nhau tại O. Đường thẳng m cắt AB,CD lần lượt tại P,Q. Đường thẳng n cắt BC,AD lần lượt ở R,S.
a) Chứng minh ΔAOP=ΔBOR.
b) Chứng minh OP=OR=OS=OQ.
c) Chứng minh PRQS là hình vuông.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có O1+O3=90∘ và O2+O3=90∘ suy ra O1=O2.
Mặt khác A1=B1=45∘.
Xét ΔAOP và ΔBOR có
OA=OB ( giả thiết)
A1=B1=45∘
O1=O2 (chứng minh trên)
Suy ra ΔAOP=ΔBOR (g.c.g)
b) Từ ΔAOP=ΔBOR suy ra OP=OR (hai cạnh tương ứng)
Chứng minh tương tự cho ΔOBR=ΔOCQ và ΔOCQ=ΔODS
Suy ra OR=OQ và OQ=OS.
Khi đó OP=OR=OS=OQ.
c) Tứ giác PRQS là hình thoi vì có bốn cạnh bằng nhau.
Mà ΔOPR có OP=OR và POR=90∘ nên ΔOPR là tam giác vuông cân tại O
Suy ra P1=45∘.
Tương tự P2=45∘ nên RPS=P1+P2=90∘.
Hình thoi PRQS có RPS=90∘ nên nó là hình vuông.
Cho hình bình hành ABCD có BAD=60∘ và AD=2AB. Gọi M là trung điểm của BC, N là trung điểm của AD.
a) Chứng minh MCDN là hình thoi.
b) Chứng minh ABMD là hình thang cân và AM=BD.
c) DM kéo dài cắt AB tại K. Chứng minh AM,DB,KN đồng quy.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có AD=BC suy ra 2AD=2BC nên MC=ND và MC // ND
Do đó, MCDN là hình bình hành.
Lại có CD=AB=2AD=ND nên MCDN là hình thoi
b) BM // AD suy ra ABMD là hình thang.
Mà ADC=120∘ mà DM là phân giác ADC nên ADM=60∘=BAD.
Vậy ABMD là hình thang cân.
c) ΔKAD có KAD=KDA nên là tam giác cân.
Xét ΔMBK và ΔMCD có:
MB=MC (giả thiết)
M1=M2 (đối đỉnh)
B1=C (so le trong)
Vậy ΔMBK=ΔMCD (g.c.g) suy ra MK=MD (hai cạnh tương ứng).
Khi đó AM là đường trung tuyến và BK=CD (hai cạnh tương ứng)
Mà CD=AB suy ra AB=BK hay DB là đường trung tuyến.
Khi đó, ΔKAD có ba đường trung tuyến AM,BD,KN đồng quy.
Cho ΔABC nhọn có AB<AC. Gọi N là trung điểm của AC. Lấy điểm D trên tia BN sao cho BN=ND.
a) Chứng minh ABCD là hình bình hành.
b) Kẻ AP⊥BC,CQ⊥AD. Chứng minh P,N,Q thẳng hàng.
c) ΔABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác ABCD là hình vuông.
Hướng dẫn giải:
a) Tứ giác ABCD có hai đường chéo AC,BD cắt nhau tại trung điểm N của mỗi đường nên là hình bình hành.
b) Ta có AP⊥BC; AQ // BC suy ra AP⊥AQ.
Tứ giác APCQ có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.
Khi đó hai đường chéo AC,PQ cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, mà NA=NC nên N là trung điểm của PQ.
Suy ra P,N,Q thẳng hàng.
c) Để tứ giác ABCD là hình vuông thì ta cần AB⊥BC,AB=BC hay ΔABC vuông cân tại B.
Cho ΔABC vuông tại A, trung tuyến AM. Kẻ MD⊥AB tại D, ME⊥AC tại E.
a) Chứng minh ADME là hình chữ nhật.
b) Lấy điểm I sao cho D là trung điểm của IM.Tứ giác AMBI là hình gì?
c) Tìm điều kiện của ΔABC để tứ giác AMBI là hình vuông.
d) Vẽ đường cao AH của ΔABC, kẻ HP⊥AB, HQ⊥AC. Chứng minh PQ⊥AM.
Hướng dẫn giải:
a) Tứ giác ADME có DAE=D=E=90∘ nên ADME là hình chữ nhật.
b) Vì DM⊥AB và AC⊥AB nên DM // AC suy ra C=BMD (so le trong).
Xét ΔDMB và ΔECM có:
D=E=90∘
BM=CM (giả thiết)
DMB=C (so le trong)
Vậy ΔDMB=ΔECM (cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra ME=BD (hai cạnh tương ứng) mà ME=AD nên AD=BD.
Tứ giác AMBI có hai đường chéo AB,MI cắt nhau tại D là trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.
Mà MI⊥AB suy ra AMBI là hình thoi.
c) Để AMBI là hình vuông thì AM⊥BM hay AM vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao nên ΔABC vuông cân tại A.
d) Giả sử AM cắt PQ tại F và PQ cắt AH tại O.
Khi đó ΔOAQ có OA=OQ nên ΔOAQ cân tại O suy ra Q1=OAQ
ΔAMC cân tại M suy ra A1=C
Do đó, A1+Q1=C+OAQ=90∘
Suy ra ΔFAQ vuông tại F hay AM⊥PQ.
Cho ΔABC vuông cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D bất kì. Từ D kẻ các đường thẳng vuông góc với AB,AC lần lượt tại E,F.
a) Chứng minh AEDF là hình vuông.
b) Chứng minh EF // BC.
c) Qua E kẻ đường thẳng vuông góc với MF tại N. Chứng minh AND=90∘.
Hướng dẫn giải:
a) Tứ giác AEDF có EAF=AED=AFD=90∘ nên là hình chữ nhật.
ΔABC vuông cân tại A có AM là trung tuyến nên AM cũng là đường phân giác EAF.
Hình chữ nhật AEDF có đường chéo AD là tia phân giác EAF nên là hình vuông.
b) ΔAEF vuông tại A có AE=AF nên vuông cân tại A
Suy ra F1=45∘=C mà F1,C đồng vị nên EF // BC.
c) Gọi O là giao của AD với EF suy ra OE=OD=OF=OA
ΔENF vuông tại N có NO là đường trung tuyến nên NO=EO=FO
ΔAND có NO là đường trung tuyến mà NO=2AD suy ra ΔAND vuông tại N.