Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 3 (tiết 2). Bản vẽ kĩ thuật SVIP
2. BẢN VẼ LẮP
2.1. Nội dung bản vẽ lắp
- Diễn tả hình dạng và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy.
- Làm tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.

✿ Nội dung của bản vẽ lắp:
- Hình biểu diễn:
+ Các hình chiếu diễn tả đầy đủ hình dạng, kết cấu.
+ Vị trí của các chi tiết lắp ráp.
- Kích thước:
+ Kích thước chung toàn bộ sản phẩm.
+ Kích thước lắp ráp giữa các chi tiết,...
- Bảng kê:
+ Số thứ tự.
+ Tên gọi chi tiết.
+ Số lượng.
+ Vật liệu.
- Khung tên:
+ Tên sản phẩm.
+ Tỉ lệ.
+ Kí hiệu bản vẽ.
+ Đơn vị thiết kế (chế tạo),...
Trong bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?
2.2. Đọc bản vẽ lắp đơn giản
Khi đọc bản vẽ lắp, thường theo trình tự trình bày:
- Bước 1. Khung tên
+ Tên gọi sản phẩm.
+ Tỉ lệ bản vẽ.
+ Đơn vị thiết kế.
- Bước 2. Bảng kê
+ Tên gọi chi tiết, số lượng và vật liệu của chi tiết.
- Bước 3. Hình biểu diễn
+ Tên gọi các hình chiếu.
- Bước 4. Kích thước
+ Kích thước chung: chiều dài, rộng và chiều cao toàn bộ sản phẩm.
+ Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau.
+ Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.
- Bước 5. Phân tích các chi tiết
+ Vị trí của các chi tiết.
- Bước 6. Tổng hợp
+ Trình tự tháo lắp.
+ Công dụng của sản phẩm.

Trình tự đọc bản vẽ lắp là
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây