Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 19. Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam tiết 2 SVIP
II. KĨ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG AO
- Kĩ thuật này chia thời gian nuôi tôm từ giống lên thương phẩm thành ba giai đoạn giúp:
+ Tăng tốc độ sinh trưởng của tôm.
+ Giảm rủi ro dịch bệnh.
+ Giảm chi phí sản xuất.
+ Nâng cao tỉ lệ sống của tôm.
+ Năng suất của vụ nuôi.
1. Hệ thống ao nuôi
- Lựa chọn và chuẩn bị ao nuôi:
+ Hệ thống ao nuôi gồm 3 ao cho 3 giai đoạn khác nhau:
+ Diện tích mỗi ao từ 1000 m2 đến 2000 m2.
- Ao có thể là:
+ Ao đất.
+ Ao được làm nổi trên mặt đất (ao giai đoạn 1 và 2).
+ Được lót bằng bạt HDPE.
+ Ao có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật được bo tròn các góc:
+ Có hệ thống thoát nước ở giữa trung tâm ao.
- Ao được lắp đặt:
+ Hệ thống sục khí (ao giai đoạn 1).
+ Cả hệ thống sục khí và quạt nước với (ao giai đoạn 2 và 3).
- Ao nuôi giai đoạn 1 và 2 nên có mái che vào mùa nóng.
- Vệ sinh ao nuôi:
+ Đối với ao đất, cần tiến hành cải tạo theo đúng quy trình.
+ Đối với ao lót bạt trước khi nuôi cần:
-
Xịt rửa.
-
Khử trùng bạt.
- Lấy nước vào ao:
+ Nước trước khi đưa vào ao phải được lọc và khử trùng theo đúng quy trình.

2. Lựa chọn và thả giống
- Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh:
+ Chiều dài cơ thể từ 9 mm đến 11 mm (giai đoạn Postlarvae).
+ Đạt yêu cầu chất lượng.
+ Được sản xuất từ trại giống có đủ điều kiện theo quy định.
- Trước khi đóng túi để vận chuyển, tôm cần được:
+ Thuần hóa độ mặn.
+ pH tương đương.
→ Với điều kiện của ao ương giai đoạn một.
- Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý:
+ Cân bằng nhiệt độ giữa môi trường nước cũ và nước ao mới trước khi tiến hành thả để:
-
Tránh tôm bị sốc nhiệt.
- Mật độ thả từ:
+ 500 đến 1000 con/m2 đối với giai đoạn 1.
+ 250 đến 500 con/m2 ở giai đoạn 2.
+ 100 đến 150 con/m2 ở giai đoạn 3.

3. Quản lí và chăm sóc
a. Thức ăn và cho ăn
- Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp có:
+ Hàm lượng protein cao.
+ Khối lượng thức ăn và kích cỡ phù hợp với:
-
Ngày tuổi theo khuyến cáo của nhà sản xuất thức ăn.
- Cho ăn từ 4 đến 6 lần/ngày tùy vào giai đoạn phát triển của tôm.
- Thường xuyên sử dụng sàng ăn kiểm tra lượng thức ăn thừa để:
+ Có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

b. Quản lí môi trường
- Hằng ngày, tiến hành xi phông để:
+ Thu gom chất thải trong ao.
+ Kiểm tra chất lượng nước để:
-
Có biện pháp xử lí kịp thời.
-
Cấp bù lượng nước hao hụt do xi phông.
- Định kì khoảng 4 - 5 ngày/lần thay từ 20% đến 30% thể tích nước trong ao.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4. Thu hoạch
- Giai đoạn một:
+ Sau 25 đến 30 ngày ương.
+ Khi tôm đạt cỡ từ 800 đến 1000 con/kg thì:
-
Tiến hành thu.
-
Chuyển tôm sang ao nuôi giai đoạn hai.
- Giai đoạn hai:
+ Sau 25 đến 30 ngày nuôi.
+ Khi tôm đạt cỡ 200 con/kg thì:
-
Tiến hành thu.
-
Chuyển tôm sang ao nuôi giai đoạn ba.
- Giai đoạn ba:
+ Sau 30 ngày nuôi.
+ Khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm (khoảng 30 - 50 con/kg) thì:
-
Tiến hành thu hoạch bằng cách xả khoảng 50% lượng nước trong ao.
-
Sau đó dùng lưới kéo để thu tôm và xuất bán.

III. KĨ THUẬT NUÔI NGAO BẾN TRE NGOÀI BÃI TRIỀU
1. Chọn và chuẩn bị bãi
- Ngao Bến Tre thường được nuôi ở bãi triều:
+ Thuộc eo vịnh có sóng, gió nhỏ.
+ Nước triều lên xuống êm.
+ Vị trí thông thoáng.
+ Không bị ô nhiễm bởi nước và rác thải.
+ Có lượng nước ngọt nhất định đổ vào.
- Bãi có đáy là:
+ Cát bùn (cát chiếm từ 60% đến 80%).
+ Độ dày từ 15% đến 25%.
+ Thời gian phơi bãi (nước rút toàn phần do thủy triều xuống) không quá 8 giờ/ngày.
- Bãi nuôi không bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay nước thải sinh hoạt.
- Trước khi thả giống, bãi cần được:
+ Dọn dẹp.
+ Làm tơi xốp đáy.
+ San phẳng sao cho mặt bãi cách mặt nước khi triều rút xuống.
- Dùng lưới quây xung quanh bãi nuôi.


2. Lựa chọn và thả giống
- Ngao giống được chọn là:
+ Những con giống khỏe.
+ Vỏ ngoài sáng bóng.
+ Không bị dập vỡ.
+ Đồng đều về kích cỡ.
- Trong một năm có hai vụ chính để thả ngao giống từ:
+ Tháng 4 đến tháng 6.
+Tháng 9 đến tháng 10.
- Giống được thả khi bãi nuôi ngập nước khoảng 10 cm:
+ Rải đều con giống lên khắp bề mặt bãi nuôi.
- Mật độ thả nuôi tùy vào kích cỡ giống thả.
3. Quản lí và chăm sóc
- Ngao là loài ăn lọc, thức ăn của chúng là:
+ Các sinh vật phù du.
+ Mùn bã hữu cơ trong môi trường nước.
→ Nên trong quá trình nuôi không cần cho ăn.
- Định kì:
+ San thưa mật độ.
+ Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh:
-
Lưới cây.
-
Bãi nuôi.
→ Loại bỏ địch hại, rác thải và ngao chết.
- Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi, cần có biện pháp xử lí kịp thời.
4. Thu hoạch
- Sau khoảng 12 - 18 tháng nuôi, kích cỡ ngao từ 30 đến 50 con/kg thì có thể thu hoạch.
- Có hai hình thức thu hoạch ngao trên bãi nuôi là:
+ Thu tỉa.
+ Thu toàn bộ.
- Tiến hành thu hoạch ngao khi nước triều rút.

Diện tích mỗi ao nuôi trong hệ thống ao nuôi thường nằm trong khoảng nào sau đây?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây