Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 15: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế SVIP
1. Khái niệm pháp luật quốc tế
Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc Khóa họp thứ 78
- Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp lý được các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận hoặc thừa nhận, nhằm:
+ Điều chỉnh quan hệ quốc tế.
+ Bảo đảm trật tự, an ninh, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và cá nhân.
- Ví dụ: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS); Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; Công ước Geneva…
2. Đặc điểm của pháp luật quốc tế
- Được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia:
+ Không do một cơ quan trung ương ban hành.
+ Các quốc gia có quyền lựa chọn tham gia hoặc không tham gia điều ước.
- Không có cơ quan cưỡng chế trung ương:
+ Việc tuân thủ chủ yếu dựa vào thiện chí, uy tín, trách nhiệm quốc tế và sức ép dư luận.
- Pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế:
+ Chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia.
+ Ngoài ra còn bao gồm tổ chức quốc tế liên chính phủ, quốc gia tranh chấp, cá nhân (trong một số lĩnh vực như nhân quyền, tội phạm quốc tế…).
Câu hỏi:
@202907273285@
3. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
Đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc
* Các nguyên tắc cơ bản được xác lập trong Hiến chương Liên Hợp Quốc gồm:
- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Cấm đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia khác.
- Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển.
- Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu hỏi:
@202907299420@
4. Vai trò của pháp luật quốc tế
Pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ quốc tế
- Đối với các quốc gia:
+ Là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ quốc tế.
+ Góp phần duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.
+ Thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước.
+ Bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trong khuôn khổ pháp luật.
- Đối với công dân và tổ chức:
+ Hưởng quyền lợi hợp pháp trong các hoạt động có yếu tố nước ngoài.
+ Tham gia hợp tác, trao đổi, học tập, làm việc quốc tế một cách thuận lợi, có căn cứ pháp lý rõ ràng.
+ Bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở phạm vi toàn cầu.
5. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia
- Pháp luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập nhưng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài.
- Pháp luật quốc tế có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và áp dụng luật trong nước, thể hiện qua:
+ Quốc gia cần nội luật hóa các cam kết quốc tế thành luật trong nước (ví dụ: Việt Nam sửa luật để phù hợp với các công ước quốc tế về quyền trẻ em, chống buôn bán người…).
+ Khi ký kết điều ước quốc tế, quốc gia cần rà soát để đảm bảo hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với nghĩa vụ quốc tế.
- Pháp luật quốc gia cũng ảnh hưởng trở lại đến pháp luật quốc tế:
+ Thông qua thực tiễn thực hiện luật quốc gia, các quy phạm quốc tế mới có thể được hình thành (ví dụ: Thông lệ về quyền miễn trừ ngoại giao).
+ Các quốc gia có thể đề xuất, sửa đổi hoặc phản đối quy phạm quốc tế dựa trên luật quốc gia và lợi ích dân tộc.
Câu hỏi:
@202907305446@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây