K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2

Mỗi khi Tết Nguyên Đán đến gần, không khí náo nức, vui vẻ tràn ngập mọi nơi. Đây là thời điểm mà mọi người, đặc biệt là giới trẻ, chuẩn bị để về quê ăn Tết, thăm bạn bè, gia đình. Tuy nhiên, vào dịp này, tình hình giao thông lại trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Trong khi mọi người đều vội vã và hối hả, thì ý thức tham gia giao thông của các bạn trẻ, một bộ phận quan trọng của xã hội, lại trở thành vấn đề đáng lo ngại. Trước hết, phải nói rằng các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là những người mới bắt đầu lái xe, thường có xu hướng chủ quan và thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông. Trong khi sự phấn khởi, háo hức của những chuyến đi Tết khiến các bạn trẻ dễ bị cuốn theo, thì đôi khi họ lại quên mất những nguyên tắc cơ bản khi lái xe như tuân thủ đèn tín hiệu, tốc độ giới hạn hay tránh xa các hành vi như vượt đèn đỏ, đi sai làn đường. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn vào dịp Tết Nguyên Đán, khi mà lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng lên đột ngột. Các bạn trẻ, trong lúc vội vàng về nhà ăn Tết hay đi chơi, thường thiếu kiên nhẫn và dễ dàng bỏ qua các quy tắc an toàn. Thậm chí, một số bạn còn có hành vi lái xe khi say rượu, phóng nhanh vượt ẩu, gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà còn cho người khác trên đường. Không thể phủ nhận rằng các bạn trẻ là lực lượng quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, các bạn cần phải có một ý thức mạnh mẽ và trách nhiệm đối với cộng đồng. Một quyết định nhỏ, như giảm tốc độ khi trời mưa, đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi đi xe máy hay không lái xe sau khi uống rượu bia, có thể giúp tránh được những tai nạn không đáng có, bảo vệ tính mạng của chính mình và người thân. Để cải thiện tình trạng này, ngoài sự nỗ lực của mỗi cá nhân, còn cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Các chiến dịch tuyên truyền về an toàn giao thông, đặc biệt là trong dịp Tết, phải được tổ chức thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Các bậc phụ huynh cũng cần giáo dục con em mình về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ giao thông ngay từ khi các em còn nhỏ. Kết luận lại, ý thức tham gia giao thông của các bạn trẻ trong dịp sát Tết Nguyên Đán là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Mỗi người trẻ cần tự nhắc nhở bản thân về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, không chỉ vì sự an toàn của bản thân mà còn vì cộng đồng. Hãy để những ngày Tết thật sự là thời gian để sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, chứ không phải là những ngày đen tối của tai nạn giao thông.

19 giờ trước (6:56)

bạn tách cho mình phần mở bài kết bài với mình cảm ơn


23 tháng 12 2020

Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...

6 tháng 3 2020

Tham khảo nha bạn !

Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng không gì có thể sánh được, ai trong chúng ta cũng có những người thân yêu của mình, có một mái ấm gia đình để che chở cho chúng ta mỗi khi chúng ta khó khăn trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng quý giá với mỗi chúng ta, nơi chứa chan những tình cảm ấm áp của một gia đình, chứa đựng những tình cảm giữa những thành viên thân thiết ruột thịt với nhau.

   Trong cuộc sống có nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh sống thiếu tình thương của gia đình, thường xuyên bị đánh đập bắt làm việc mưu sinh từ khi còn rất nhỏ, khiến chúng ta vô cùng đau lòng. Các em nhỏ đó khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về những số phận trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý chúng ta cần phải biết trân trọng giữ gìn tình cảm của gia đình của mình, biết trân trọng tình cảm mà cha mẹ người thân dành cho mình.

    Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều cảm xúc vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người chúng ta. Nó bảo vệ cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống, dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất. Ai cũng có gia đình của mình, có những người thân những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không thể thay thế được.

    Từ ngày xưa tới nay đó là tình cảm thiêng liêng giữa người thân vô bờ  bến của con người. Mái ấm gia đình là nơi mà chở che cho chúng ta mỗi khi ta bị vấp ngã, gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống thì chúng ta có thể quay về với gia đình của mình. Bởi cha mẹ luôn bảo vệ, dành cho con cái của mình những tình cảm yêu thương, bao la vô bờ bến. Họ chính là những người có thể tha thứ bao dung cho mọi lỗi lầm của con cái gây ra, giúp con cái nhận ra sai lầm của mình rồi sửa sai.

    Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta không lời nào có thể nói hết, đó là tình cảm xuất phát từ trái tim vô điều kiện. Những ông bố bà mẹ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ để mong sao con cái trưởng thành nên người.

    Tình cảm gia đình là nơi ấp ủ chứa đựng nhiều tình cảm yêu thương, là nơi mà ở đó con người luôn sống là chính mình, được sống với bản thân mình bao bọc bởi tình cảm máu mủ ruột già. Là nơi mà những người thân thương luôn tìm cách để vun đắp phát triển cho gia đình trở nên toàn diện nhất.

    Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức và làm tốt vai trò trách nhiệm của mình để cuộc sống gia đình trở nên hoàn hảo hơn, tạo ra những giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong các thành viên cần có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau thì gia đình đó sẽ luôn hạnh phúc.

    Cần phải có ý thức trân trọng tình cảm của những người xung quanh dành cho mình, bổn phận làm con thì phải vâng lời cha mẹ giúp đỡ cha mẹ những việc làm nhẹ nhàng vừa sức của mình. Học tập chăm chỉ trở thành con ngoan trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ làm việc vất vả nuôi dưỡng mình,

    Khi cha mẹ già yếu phận làm con phải chăm sóc hiếu kính có như vậy mới đúng bổn phận và đạo làm con. Trong xã hội hiện nay nhiều người con không chịu phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già cả mà cho vào viện dưỡng lão, bất hiếu với cha mẹ, đùn đẩy trách nhiệm, không nhớ tới công lao cha mẹ nuôi dưỡng sinh thành vất vả. Với những người như vậy cần phải phê phán, để làm gương cho những người khác trong xã hội.

    Mỗi con người chúng ta cần phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc người thân của mình đó vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ.



 

31 tháng 3 2020

# tham khảo #

Niềm tin là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan.

    Và đôi khi niềm tin đơn giản chỉ là bạn tin vào những gì người khác nói, đôi khi chính bạn cũng ko hiểu hết được những điều họ đang nói đang làm nhưng trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó bởi vì minh nghĩ là điều đó đúng và đáng tin tưởng.

# học tốt #   ^_^

31 tháng 3 2020

Sai r bạn eh

3 tháng 4 2020

Đại dịch COVID-19[5][6] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.[7] Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019,[a] với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[b] có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.[8][9][10] Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.[11]

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày,[c][13] đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng.[14] Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.[15][16][17]

Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[18][19][20] Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.[21]

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng.[22] Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2.[23][24] Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".[5][6][25][26][27][28]

Tính đến ngày 3 tháng 4 năm 2020, đã có hơn một triệu ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,[3] với hơn 50.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 200.000 ca đã phục hồi.[2]

Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[29]

Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[30][31] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.[32][33

9 tháng 5 2021

rồi đây 

                                                        bài làm 

trong dịch bệnh covid hiện này , an toàn là quan trọng nhất ! vì vậy nên các bộ y tế khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh , không tếp xúc với mọi người nhiều , không tụ tập nơi đông người , thường xuyên rửa tay bằng xá phong , uống nước ấm . Nhưng em nghĩ rằng là quan trọng nhất là sự quan tâm đến việc này có nhiều người ra ngoài cộng đồng , nơi đông người biết ý thức , đeo khẩu trang , không tếp xúc trực tếp , rửa tay kháng khuẩn rất nghiêm túc .Nhiều người có đi lan truyền thông tin bảo vệ chính mình khỏi con co-vid 19 biến chủng mới , phát khẩu trang, nước rửa tay khô , khuyến cái nên ở nhà , lan tỏa sự tin tưởng cho chính quyêng nhà nước chiến đấu cùng người dân chống lại co-vid 19 ... MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI ! Năng cao tinh thần phòng chống dịch, thông tin yêu thương cho mọi người . 

              cóp được thì good luck nha

8 tháng 5 2022

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.

Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

30 tháng 9 2021

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

30 tháng 9 2021

Mình cảm ơn ạ